Chúng ta

Xu hướng công nghệ thông minh

Chủ nhật, 25/5/2014 | 11:00 GMT+7

Doanh nghiệp toàn cầu đang hướng tới “ mây hóa” các dịch vụ, đưa hệ thống quản lý và hạ tầng lên “mây”, tin học hóa quy trình sản xuất, quản lý theo mô hình Mạng xã hội (Social Enterprise).
> FPT khai thác 'mỏ vàng' SMAC

Tại hội thảo và triển lãm công nghệ quảng cáo hiển thị ở Ad - Tech San Francisco 2012 chuyên gia Brad Berens - Big Digital Idea Consulting, Inc đã nói “Mọi sự vật gì có thể Số Hóa được, sẽ được số hóa”.

Tháng 2 vừa qua, tại Hội thảo và Triển lãm Mobile Thế giới 2014 ở Barcelona các chuyên gia đã nhận định xu hướng: “Mọi sự vật gì có thể kết nối được, sẽ được kết nối“. Xu hướng Mobile Internet và Mobility đang thay đổi các nền công nghiệp trọng điểm thế giới.

Xu hướng Social-Mobility-BigData/Analytics-Cloud 2014-2016.

Xu hướng Social - Mobility - BigData / Analytics - Cloud 2014-2016.

Thế giới giai đoạn 2013-2020 đang chuyển dịch sang kỷ nguyên thông minh của “Nền kinh tế công nghiệp kỹ thuật số” (Digital Industrial Economy) với những cơ hội lớn khi mọi kế hoạch ngân sách đều là ngân sách CNTT, mọi công ty là công ty công nghệ, mọi doanh nhân đang trở thành người “lãnh đạo số” và mỗi người đang trở thành một công ty công nghệ.

Năm 2014, chi tiêu CNTT toàn cầu ước đạt 3.800 tỷ USD, riêng khu vực châu Á - Thái Bình Dương đạt 767 tỷ USD, tăng 5,5% so với năm 2013 và đạt 933 tỷ USD vào năm 2017.

Gartner nhận định, nền kinh tế là sự kết hợp giữa thế giới thực và ảo ( Internet of Things) được xây dựng trên sự phát triển công nghệ của nền tảng thứ ba (The 3rd Platform). NEXUS của Gartner hay SMAC của IDC bao gồm sự tích hợp và hội tụ của  Truyền thông xã hội (Social),  Di động (Mobile), Công nghệ lưu trữ và phân tích dữ liệu lớn (Analytic/BigData), Điện toán đám mây ( Cloud).

Số hóa sẽ thay đổi mạnh mẽ thị trường CNTT nhờ “ Internet trong mọi sự vật” (IoT). Theo Gartner, trong năm 2009, trên thế giới đã có 2,5 tỷ thiết bị được kết nối Internet với địa chỉ IP duy nhất, đa phần là điện thoại di động và máy tính. Đến năm 2020, con số này sẽ lên đến 30 tỷ thiết bị mà hầu hết trong số đó là sản phẩm tiêu dùng. Điều đó tạo nên nền kinh tế mới với ước tính doanh thu lên tới 1.900 tỷ USD vào năm 2020, đóng góp cho các ngành công nghiệp như nội dung số, y tế, bán lẻ và giao thông. Vào năm 2017, các thiết bị thông minh như điện thoại di động, máy tính bảng và máy tính di động siêu mỏng sẽ chiếm hơn 80% chi phí thiết bị.

Sự phát triển nhanh của các công nghệ cùng xu hướng thế giới luôn có tốc độ ảnh hưởng nhanh, trực tiếp nhất đối với người dùng và doanh nghiệp ngành Internet Việt Nam. Năm 2013, trong danh sách các nước phát triển Internet cao nhất thế giới, Việt Nam đứng thứ 15 với 32 triệu người sử dụng, lượng thuê bao 3G đạt 18 triệu và là quốc gia có dân số trực tuyến lớn nhất tại khu vực ASEAN (theo báo cáo hồi tháng 7 của ComScore). Dự báo năm 2019 sẽ có 2,6 tỷ người sử dụng thuê bao băng rộng 4G.

Giám đốc Công nghệ FPT Online Đinh Lê Đạt: “Năm 2014-2016 thị trường Internet Việt Nam sẽ chứng kiến những điểm nhấn quan trọng trong chiến lược công nghệ của các doanh nghiệp Việt”.

Giám đốc Công nghệ FPT Online Đinh Lê Đạt: “Năm 2014-2016 thị trường Internet Việt Nam sẽ chứng kiến những điểm nhấn quan trọng trong chiến lược công nghệ của các doanh nghiệp Việt”.

Việt Nam đang ngày càng gia tăng tốc độ phát triển và hội nhập với các xu hướng công nghệ thế giới, Internet. Đặc biệt, giai đoạn 2014-2016, xu hướng Mobile và lượng người dùng Internet 3G sẽ tiếp tục tăng mạnh. Các dịch vụ kết nối OTT (Over-the-top), truyền thông xã hội đóng góp hơn 80% phương thức giao tiếp online, video online và nội dung số mobile. Điều này góp phần đẩy mạnh xu hướng truyền thông số đa phương tiện, đa màn hình (PC, smartphone, tablet, smart TV) sẽ bùng nổ với độ phủ hơn 50% dân số Việt Nam.

Giai đoạn 2014-2016, thị trường  quảng cáo trực tuyến được dự báo tiếp tục tăng trưởng trung bình trên 30% mỗi năm. Xu hướng quảng cáo trên Mobile và loại hình Performance-based CPC/CPL/CPA (Cost per Click, Cost per Lead/Action) sẽ có mức tăng trưởng trên 100% một năm. Quảng cáo nội dung cùng quảng cáo tự nhiên (Native Advertising) sẽ là điểm sáng mới của làng quảng cáo Việt. Top 5 nhu cầu dịch vụ online vẫn là Tìm kiếm, Tin tức và Báo điện tử, Mạng xã hội, Game, Nhạc và video.

Doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh chiến lược Truyền thông số đa màn hình với sự khác biệt, làm hài lòng khách hàng và người dùng bằng tốc độ, chất lượng nội dung cùng dịch vụ thông minh. Nổi bật là xu hướng sản phẩm online với tiêu chí “ Mobile First” chiếm lĩnh độ phủ nội dung, quảng cáo trên Mobile.

Đầu năm 2014, điển hình như Báo điện tử VnExpress đang phát triển các phiên bản Responsive, Hybrid và Native Apps cho thiết bị di động, đem đến những trải nghiệm tin tức thực sự mới qua Video, Multimedia Interactive News, Infographic. Nội dung và sản phẩm sẽ được tổ chức, sản xuất riêng cho người dùng Mobile. Đặc biệt, với xu hướng Mobile và Social Media, VnExpress sẽ ra mắt các sản phẩm tích hợp tính năng giúp độc giả có thể tương tác, chia sẻ tin tức mọi lúc, mọi nơi cho tòa soạn.

(Theo dinhledat.com)

Ý kiến

()