Chúng ta

Việt Nam là Silicon Valley mới nổi của ASEAN

Thứ sáu, 17/2/2017 | 11:40 GMT+7

Tuy hầu hết các quốc gia trong khu vực đều có tham vọng phát triển lĩnh vực công nghệ, nhưng Việt Nam là nơi tốt nhất để trở thành thung lũng Silicon của ASEAN, nhờ chính sách giáo dục tốt, hỗ trợ của chính phủ và môi trường tự doanh.

Asian Correspondent là đối tác của Hãng tin AP, chuyên đưa tin về khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho hay, năm 2012, Việt Nam đã được công nhận là quốc gia với nền tảng toán và khoa học tự nhiên tốt, khi tham sự PISA lần đầu tiên. Khi đó, một học sinh 15 tuổi đến từ Việt Nam đã đứng thứ 8 về khoa học và đứng thứ 17 về toán học. Kết quả ấn tượng trên được củng cố bởi xếp hạng PISA năm 2015, Việt Nam tiếp tục đứng thứ 8 về khoa học và thứ 22 về toán học, cao hơn cả Mỹ, Australia và Anh.

Andreas Schleicher, người điều phối các bài kiểm tra trong kỳ thi PISA của OECD, nhận định rằng thành công của Việt Nam là nhờ một phần ở chính sách có tầm nhìn của chính phủ, thời gian biểu tập trung, đầu tư vào giáo viên và chính trị ổn định.

ha-dong-tra-chanh-voi-sundar-p-8687-7008

Ngày 22/12/2015, Sundar Pichai, vị CEO nổi tiếng của Google, đã có buổi giao lưu thú vị với giới startup Việt Nam tại Hà Nội.  Sau khi buổi họp báo đầy thú vị này kết thúc, vị CEO Google Sundar Pichai đã ra... quán trà chanh ngồi nói chuyện với Nguyễn Hà Đông. Ảnh: TechCars.

Kết quả của học sinh THPT Việt Nam hiện nay thường cao hơn các nước khác, kể cả các quốc gia phát triển. Những thành tựu này được kiểm chứng bằng các đánh giá độc lập trong đó xác nhận rằng thứ hạng của Việt Nam trong bảng xếp hạng của PISA không đơn thuần chỉ phản ánh những kỹ năng xử lý bài thi.

Dự án Young Lives kết luận rằng học sinh Việt Nam có thành tích cao với 95% học sinh 10 tuổi có khả năng cộng số có 4 chữ số và 85% học sinh có khả năng trừ phân số. Thành tựu của đoàn học sinh Việt Nam trong bộ môn khoa học, cộng nghệ và toán học (STEM) không những thu hút sự chú ý của những nhà nghiên cứu và giới làm chính sách giáo dục, mà còn là các tập đoàn công nghệ toàn cầu đang tìm kiếm nguồn nhân lực mới.

Neil Fraser, một kỹ sư phần mềm kỳ cựu thuộc tập đoàn Alphabet, công ty mẹ của Google, gần đây đã đến thăm các trường học ở Việt Nam và nói chuyện về kỹ năng công nghệ của học sinh. “Việt Nam có những học sinh xuất sắc nhất trong ngành khoa học máy tính mà tôi từng gặp. Những bài tập mà tôi trực tiếp xem họ làm sẽ là thách thức cho vòng phỏng vấn tuyển dụng của Google”, ông Fraser chia sẻ trong một phỏng vấn với hãng tin Reuters.

Trong chuyến đi Việt Nam hồi năm ngoái, Sundar Pichai, CEO Google, đã gặp mặt nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để bàn bạc về những vấn đề phát triển trong tương lai. Sau cuộc gặp mặt, Pichai hứa hẹn Việt Nam sẽ sớm trở thành một trong những thị trường quan trọng nhất của Google.

google-6807-1450785569-4175-1487304992.j

CEO Google Sundar Pichai đã có một cuộc gặp riêng với Chủ tịch FPT Trương Gia Bình ngay trước thềm cuộc trao đổi của với cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam, vào chiều 22/12. Tại cuộc gặp này, Tổng Giám đốc Google chia sẻ, ông rất ấn tượng với sự phổ cập của Internet và sự phát triển của cộng đồng doanh nhân trẻ tại Việt Nam. Trong khi thế giới coi Việt Nam là thị trường lao động giá rẻ thì ông Pichai coi Việt Nam là một thị trường lớn. Ảnh: Châu An.

“Việt Nam sẽ dễ dàng nằm trong 10 điểm đến hàng đầu cho các công ty và những người đang xây dựng sản phẩm”, CEO Google nhận định và cho hay, trong cam kết của Google về những phát triển tương lai trong lĩnh vực công nghệ non trẻ của Việt Nam, gã khổng lồ công nghệ Mỹ sẽ sớm đào tạo 1.400 kỹ sư CNTT tại địa phương.

Việt Nam cũng được hưởng lợi từ các nguồn tài trợ và chính sách của chính phủ nhằm hỗ trợ đất nước này trở thành một trung tâm công nghệ sáng tạo của khu vực. Điển hình là dự án Silicon Valley được bảo trợ bởi bộ Khoa học và Công nghệ nhằm đưa Việt Nam trở thành một trong những nhà sản xuất/chuyển đổi chính của nền kinh tế số. Dự án định hướng thu hút các doanh nghiệp, chuyên gia và nhà đầu tư cho phép phát triển lĩnh vực kỹ thuật cạnh tranh.

Sức hấp dẫn của Việt Nam càng được củng cố bởi lực lượng lao động yêu thích công nghệ, giá rẻ hơn Trung Quốc và năng suất cao hơn các quốc gia khác trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).

fso-1-8120-1487304992.jpg

Trong chuyến thăm và làm việc tại Khu CNC Hòa Lạc ngày 16/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng Khu Công nghệ cao (CNC) Hoà Lạc cần đặt ra những mục tiêu cụ thể và rõ hơn, như có thể sớm trở thành thung lũng Sillicon của Việt Nam hay không. "Trên thế giới đang có 800 khu công nghệ cao, còn ta đang ở đâu? Chúng ta cần đặt mục tiêu rõ hơn, như có thể đạt được mục tiêu Khu CNC Hoà Lạc trở thành thung lũng Silicon của Việt Nam hay không. Hôm nay, khi đi thăm Làng phần mềm FPT, tôi cũng nhìn thấy dáng dấp của sự phát triển đó", Thủ tướng đánh giá. 

Gần đây, Việt Nam còn nổi lên như một trung tâm sản xuất cho các công ty điện tử Hàn Quốc và Nhật Bản như Samsung, LG Electronics, Panasonic và Toshiba. Và trọng tâm hiện nay là chuyển dần từ nhà sản xuất linh kiện điện tử sang trung tâm nghiên cứu, đổi mới và phát triển.

Nếu tham vọng của Việt Nam trở thành hiện thực, sẽ có rất nhiều lý do để tin rằng sẽ có thêm ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam đi theo con đường của nhà lập trình Hà Nội Nguyễn Hà Đông, người trong năm 2014 đã phát triển Flappy Bird, ứng dụng từng thu về 50.000 USD một ngày.

500 Startups, công ty đầu tư của Silicon Valley, tự tin Việt Nam có rất nhiều nhân tài như Đông Nguyễn và gần đây đã thông báo khoản quỹ đầu tư 10 triệu USD cho Việt Nam trong giai đoạn 12 tháng. Tuy nhiên, như Eddie Thai, người quản lý của công ty đối tác 500 Startups, giải thích, số vốn như trên cũng còn chưa tương xứng với tiềm năng của Việt Nam vì có rất nhiều công ty đáng để đầu tư.

Với hệ thống giáo dục thành công, chính sách chính phủ hỗ trợ tốt, đầu tư nước ngoài và thế hệ yêu công nghệ để gặt hái những thành quả tài chính của ngành kỹ thuật toàn cầu, Việt Nam đang trong đà rất tiềm năng để thống trị lĩnh vực kỹ thuật khu vực trong nhiều năm tới.

>> Thủ tướng giao FPT kết nối Jack Ma cổ vũ start-up Việt

Nguyên Văn (theo AsiaCorrespondent)

Ý kiến

()