Chúng ta

TQA đảm bảo chất lượng kỹ thuật cho các dự án

Thứ sáu, 13/1/2017 | 12:03 GMT+7

Cải thiện hình ảnh của công ty, giúp khách hàng tin tưởng hơn vào năng lực sản xuất của FPT Software là một trong những hiệu quả mà mô hình Phòng đảm bảo chất lượng kỹ thuật TQA ( Technical quality assurance) đã đem lại sau một năm thành lập.

Là một trong những đơn vị được nhắc đến nhiều nhất trong hầu hết dự án lớn và trọng điểm của FPT Software, thông qua hoạt động của mình, TQA đã mang lại những giá trị lớn cho Phần mềm FPT. Theo tổng kết của Giám đốc Chất lượng FPT Software Đỗ Văn Khắc, kết thúc năm 2016, FPT Software không có dự án “chết”, nhiều chương trình được thực hiện thành công, đưa được nhiều SME (Subject Matter Expert - chuyên gia vấn đề) vào hỗ trợ dự án. 

Một buổi đào tạo về CQM do TQA đã triển khai.

Một buổi đào tạo về CQM do TQA đã triển khai.

Không chỉ xác định mô hình làm việc với dự án, TQA còn khẳng định vai trò trong các hoạt động sản xuất của công ty. Đã có 522 dự án được TQA hỗ trợ, 3.262 trên tổng số 4.628 ý kiến TQA đóng góp để nâng cao chất lượng dự án được chấp nhận. Hơn 50% số dự án có sự tham gia của TQA đã được chính các giám đốc đơn vị sản xuất ( FSU leader/ BU leader) và ngay cả khách hàng đánh giá khác biệt, vượt trội. 

Tối đa hóa khả năng tự động (automate), TQA đã triển khai các giải pháp CI/CD (Continuous Integration and Continuous Delivery) cho tất cả dự án của FSU11, FSU17 và đã đang triển khai rộng rãi tại FSU1, FGA, BSI, G-DU.

Ngoài ra, trong hoạt động phát triển dự án, TQA cũng cung cấp công cụ cho các Quản trị dự án (PM) có thể quản lý và đánh giá được chất lượng toàn bộ dự án một cách định lượng, cũng như hỗ trợ lập trình viên có thể phát hiện, xử lý vấn đề một cách nhanh nhất, nhằm giảm thiểu các lỗi trong quá trình đóng gói và chuyển giao sản phẩm cho khách hàng. Kết quả, đã có hơn 180 dự án áp dụng CICD/CQM ( Code quality management).

“Tôi hài lòng với chương trình CI/CD trong năm 2016, đặc biệt là ở khu vực TP HCM. Hệ thống báo cáo hằng tuần của Ban đảm bảo chất lượng (QA) làm rất tốt và là một góc nhìn quan trọng. Phản hồi của TQA cũng rất tích cực trong việc hỗ trợ dự án. Với PM thì có được cái nhìn ở chiều kỹ thuật (Engineering) về chất lượng của sản phầm mình làm ra, đỡ bị tình trạng sốc và vỡ trận khi đến sát ngày release. Với cán bộ quản lý thì cũng có một kênh để cảnh báo các đội dự án. Hy vọng sang 2017, chương trình sẽ triển khai thêm được ở Hà Nội và Đà Nẵng”, Giám đốc FSU11 Nguyễn Quốc Đông đánh giá.

Tạo ra sân chơi để giúp những dự án cần hỗ trợ vấn đề kỹ thuật, năm 2016, TQA đã huy động hơn 350 SME tham gia các dự án, với tổng hơn 7.000 giờ. Workplace của TQA cũng thu hút 1.600 SME thành viên, hoạt động liên tục. Đặc biệt, TQA đã xây dựng thành công chuỗi chương trình Technical Sharing với mục tiêu chia sẻ các bài học, giải pháp, kinh nghiệm… từ các dự án trên phạm vi toàn FPT Software. 

Việc triển khai mô hình TQA giúp FPT Software thể hiện mức độ trưởng thành trong năng lực sản xuất. Theo đó, hướng tới mục tiêu 1B2020, TQA đã đưa ra lộ trình chi tiết cho từng năm với hàng loạt chương trình lớn như: CICD/CQM Deployment; Technical Review/Audit; Competency Ranking & Scoring System; Knowledge Assets; Technical Sharing; SME Community…

Ngày 13/1, FPT Software tổ chức TQA Conference 2017 tại Đà Nẵng với sự tham gia của Ban lãnh đạo đơn vị cùng hơn 80 chuyên gia trong toàn công ty. Nội dung chính của sự kiện ngoài việc tôn vinh các SME tiêu biểu là báo cáo kết quả hoạt động của SME, đưa ra định hướng xây dựng cộng đồng SME và thảo luận nhiều vấn đề liên quan tới chất lượng dự án.

Phòng Đảm bảo chất lượng kỹ thuật TQA (Technical quality assuarance) được thành lập từ tháng 1/2016, định hướng bởi Giám đốc chất lượng FPT Software Đỗ Văn Khắc, với mục tiêu đảm bảo và phát triển chất lượng cho các dự án trong FPT Software.

Tiểu Thanh - Thùy Dương

Ý kiến

()