Chúng ta

'TP HCM thực hiện chiến lược 2 cánh để xây dựng SmartCity'

Thứ tư, 25/10/2017 | 14:55 GMT+7

"TP HCM luôn kỳ vọng sẽ đạt được những bước phát triển đột phá vươn lên sánh ngang với các thành phố lớn của những quốc gia trong khu vực. Để thực hiện được mục tiêu này, TP HCM đã và đang tổ chức Đề án xây dựng thành phố thông minh và xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu", Bí thư thành phố Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.

Sáng nay (ngày 25/10), Hội nghị Quốc tế về Đô thị thông minh 2017 (Smart City 2017) đã diễn ra tại khách sạn Sheraton Sài Gòn, quận 1, TP HCM. Đây là sự kiện do UBND TP HCM phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) và Tổ chức Công nghiệp Điện toán châu Á - châu Đại Dương (ASOCIO) tổ chức. Hội nghị nhằm chia sẻ tầm nhìn, chiến lược và kinh nghiệm xây dựng đô thị thông minh; đưa ra những chiến lược, giải pháp quản lý, quy hoạch và phát triển đô thị thông minh dựa trên các nền tảng công nghệ tiên tiến. FPT là nhà tài trợ Vàng sự kiện này.

Hội nghị đã thu hút trên 550 đại biểu, trong đó có trên 50 đại biểu quốc tế đến từ 6 quốc gia và nền kinh tế

Hội nghị đã thu hút trên 550 đại biểu, trong đó có trên 50 đại biểu quốc tế đến từ 6 quốc gia và nền kinh tế.

Hội nghị đã thu hút trên 550 đại biểu, trong đó có hơn 50 đại biểu quốc tế đến từ 6 quốc gia và nền kinh tế gồm: Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Nga, Đài loan và Thái Lan; lãnh đạo thành phố và các sở ban ngành đến từ 31 tỉnh, thành phố trên cả nước... 

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ, TP HCM là trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của Việt Nam; đóng góp 28,6% trong tổng thu năm 2016 của quốc gia, GDP bình quân năm 2016 đạt 5.122 USD/người. Theo công bố tại hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) vào tháng 1/2017 tại Thụy Sĩ, TP HCM được xếp hạng là thành phố năng động hàng đầu thế giới.

Muốn thực hiện được đô thị thông minh phải ứng dụng CNTT để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển đô thị một cách hiệu quả hơn

"Muốn thực hiện được đô thị thông minh phải ứng dụng CNTT để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển đô thị một cách hiệu quả hơn", Bí thư thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.

Với mong muốn phát huy tối đa tiềm năng của thành phố, trong nhiều năm qua, lãnh đạo các cấp đã đặt mục tiêu TP HCM phải phấn đấu vươn lên ngang tầm với các đô thị lớn của những quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, đến nay, tốc độ phát triển đô thị của TP HCM vẫn còn chậm và khoảng cách "hiện đại hóa đô thị" so với các thành phố lớn trong khu vực vẫn còn khiêm tốn. Trong bối cảnh đó, việc triển khai xây dựng đô thị thông minh đóng vai trò là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất để hỗ trợ thúc đẩy thành phố phát triển nhanh hơn, bền vững hơn.

Để thực hiện được mục tiêu này, TP HCM đã và đang tổ chức Đề án Xây dựng TP HCM trở thành thành phố thông minh và xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Đề án này hướng đến 4 mục tiêu: Đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế và hướng đến tri thức; Nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc; Quản trị đô thị hiệu quả; Tăng cường sự tham gia của người dân - phát huy trí tuệ nhân dân. Đồng thời, xây dựng 4 nguyên tắc, gồm: Tầm nhìn chính xác, xuyên suốt và được sự đồng thuận cao; Luôn thấu hiểu người dân; Công nghệ là công cụ hỗ trợ phát triển; Huy động mọi nguồn lực tham gia.

DSC-5837-JPG-8814-1509098481.jpg

Hội nghị là sự kiện do UBND TP HCM phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) cùng Tổ chức Công nghiệp Điện toán châu Á - châu Đại Dương (ASOCIO) tổ chức. FPT là nhà tài trợ Vàng sự kiện này.

"Muốn thực hiện được đô thị thông minh phải ứng dụng CNTT để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển đô thị một cách hiệu quả hơn như: Dân số đô thị tăng, hạ tầng lạc hậu, quá tải; đòi hỏi của người dân về chất lượng cuộc sống tăng... Đặc biệt, việc quản lý thành phố lớn không thể bằng kinh nghiệm thông thường mà phải quản lý có dự báo, tránh ách tắc và đảm bảo phát triển bền vững", Bí thư thành ủy nhấn mạnh.

Cũng theo ông Nhân, TP HCM sẽ tập trung thực hiện chiến lược "2 cánh" trong quá trình xây dựng đô thị thông minh, gồm: Quy hoạch thông minh thành phố phát triển bền vững; Quản lý ngành thông minh - Công dân thông minh - Doanh nghiệp thông minh.

CEO FPT IS Phạm Minh Tuấn chia sẻ về Nền tảng dữ liệu nguồn mở trong xây dựng Chính phủ số.

CEO FPT IS Phạm Minh Tuấn chia sẻ về Nền tảng dữ liệu nguồn mở trong xây dựng Chính phủ số.

Ông David Wong, Chủ tịch ASOCIO, cho biết, thành phố thông minh là một xu thế tất yếu với sự phát triển nhanh chóng của Chuyển đổi số dựa trên những xu hướng công nghệ như IoT, AI, Big Data… Nắm bắt được điều này, ASOCIO đã thành lập Smart City Alliance - một liên minh các thành phố thông minh, nhằm kết nối, chia sẻ kinh nghiệm, và hỗ trợ các thành phố xây dựng Smart City thành công. VINASA là thành viên rất tích cực của Liên minh này. Hội nghị quốc tế về thành phố thông minh tại TP HCM năm nay là hoạt động lớn mở màn cho chuỗi hội nghị về thành phố thông minh của ASOCIO và liên minh này trong thời gian tới.

Hội nghị cũng đã nghe trình bày loạt giải pháp cho việc xây dựng và phát triển Smart City như: Khung tiêu chuẩn quốc gia TCVN cho đô thị thông minh, phát triển bền vững của Tổng cục Đo lường và Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam; Chỉ số đánh giá thành phố thông minh của ASOCIO; Nền tảng dữ liệu nguồn mở trong xây dựng Chính phủ số do anh Phạm Minh Tuấn - CEO FPT IS chia sẻ; Kế hoạch phát triển Smart City của TP HCM... 

Gian hàng giới thiệu giải pháp công nghệ của FPT IS tại hội nghị SmartCity 2017.

Gian hàng giới thiệu giải pháp công nghệ của FPT IS tại hội nghị SmartCity 2017.

Liên quan đến Nền tảng dữ liệu nguồn mở trong xây dựng Chính phủ số, anh Phạm Minh Tuấn cho rằng, TP HCM đã ứng dụng CNTT vào quản lý, điều hành trong 20 năm qua nên dữ liệu đang nằm rải rác ở nhiều quận, huyện, sở ban ngành. Do đó, CEO FPT IS đề xuất thành phố cần phải gom về một ngân hàng dữ liệu và quản lý trên nền tảng cơ sở dữ liệu chung; Thí điểm những dữ liệu có thể tạo ra giá trị gia tăng; Viết tiếp City API kế thừa cho City Web trước đây. Các dữ liệu có thể ưu tiên công bố như: Y tế - sức khỏe, Giao thông công cộng, Cấp phép xây dựng.

"FPT hiện xây dựng nhiều platform nguồn mở như Data scientists, FPT AI, FPT Cloud, FPT Open API, FPT Chat bot... Những platform này đang được ứng dụng nhiều trong thực tế ở nhiều lĩnh vực như Giao thông, Chính quyền điện tử, Y tế... Vì vậy, FPT mong rằng có thể đồng hành cùng TP HCM trong việc xây dựng đô thị thông minh", CEO FPT IS bày tỏ.

Đại diện tỉnh thành như TP HCM, Quảng Ninh, Bình Dương... chia sẻ tại hội nghị.

Đại diện các tỉnh thành như TP HCM, Quảng Ninh, Bình Dương... chia sẻ tại hội nghị.

Kết thúc buổi sáng, Chủ tịch FPT kiêm Chủ tịch VINASA Trương Gia Bình đã điều phối phiên thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng Chính quyền điện tử và thành phố thông minh đang được triển khai tại các địa phương như TP HCM, Quảng Ninh, Bình Dương... Buổi chiều cùng ngày là phiên thảo luận với chủ đề "Nền tảng Internet vạn vật cho thành phố thông minh" với phần điều phối của anh Phan Thanh Sơn - GĐ Công nghệ FPT IS. 

Buổi tối là lễ vinh danh 50 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam 2017 (Vietnam's 50 Leading IT Companies). FPT vinh dự có 2 công ty thành viên góp mặt trong danh sách là FPT IS và FPT Software. Cũng trong dịp này, VINASA và Câu lạc bộ Hợp tác CNTT Việt Nam - Nhật Bản (VJC) sẽ tổ chức Ngày CNTT Nhật Bản 2017 (Japan ICT Day) lần thứ 11, diễn ra ngày 26/10 tại TP HCM. 

Tại Việt Nam, FPT IS là công ty tiên phong xây dựng giải pháp ứng dụng cho thành phố thông minh. Đơn vị đã triển khai rất nhiều dự án quan trọng để xây dựng thành phố thông minh ở nhiều lĩnh vực, từ chính quyền điện tử (triển khai ở TP HCM, Quảng Ninh, Đà Nẵng...); Giao thông (xây dựng nhiều giải pháp xử lý vi phạm giao thông; Hệ thống quản lý giao thông như hệ thống giám sát xử lý vi phạm trên đường cao tốc, vé tàu điện tử, vé xe buýt điện tử...); Y tế (Phần mềm quản lý bệnh viện; Thanh toán bảo hiểm y tế; Y tế cộng đồng...) cho đến các lĩnh vực lĩnh vực điện, nước, ga... 

Mới đây, theo bản thỏa thuận hợp tác chiến lược ký kết với UBND TP Hà Nội, FPT sẽ triển khai hệ thống giao thông thông minh cho Hà Nội và đề xuất theo mô hình cho thuê dịch vụ CNTT. FPT chịu trách nhiệm mọi khâu từ đầu tư hệ thống, đảm bảo vận hành, bảo trì, bảo dưỡng... Tổng mức đầu tư dự kiến là 1.700 tỷ đồng.

Thiên Bình

Ý kiến

()