Chúng ta

Thanh toán số đang nổi lên ở Pakistan

Thứ ba, 3/3/2015 | 07:59 GMT+7

Phần lớn nền kinh tế Pakistan đều dựa vào tiền mặt. Người tiêu dùng trả tiền mặt khi ăn tại nhà hàng, mua đồ tạp hóa, quần áo và ngay cả với những giao dịch kinh doanh lớn. Nhưng trong năm 2015, mọi thứ có thể thay đổi bởi công nghệ.

Chuyện này nghe có vẻ lạ, nhưng đằng sau nó là rất nhiều lý do. Đầu tiên, hầu hết ngân hàng khu vực tư nhân rất chậm chạp trong việc thực hiện các phương thức thanh toán khác khi họ nhìn thấy sự đổi mới mang lại ít lợi nhuận trên vốn đầu tư. Họ tạm hài lòng khi thu về lợi nhuận trong nhiều hơn các khu vực truyền thống của hàng bán lẻ, khách hàng và cho vay doanh nghiệp.

Kết quả là các nhà bán lẻ độc lập ở Pakistan đã trì hoãn việc áp dụng những hệ thống bán hàng hiện đại (Point-of-sales: POS), cho phép sử dụng thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng với mức phí giao dịch là 3,5%. Đổi lại, điều này hạn chế các nhà bán lẻ hiện đại hóa hệ thống hàng tồn kho có sử dụng công nghệ, điều có thể ngăn họ mở rộng quy mô kinh doanh.

Công nghệ POS có sẵn ở Pakistan đã đi chậm so với các nước khác trên thế giới. POS có hỗ trợ mạng dữ liệu đi động, như 2G và GPRS, gần như không tồn tại, có nghĩa là chỉ có những thương gia truy cập Internet cố định mới có thể áp dụng công nghệ cao này. Với sự già đi và không ổn định của cơ sở hạ tầng web ở Pakistan, tình trạng rớt mạng rất phổ biến.

Chậm đổi mới

Những nhân tố này kết hợp lại đã ngăn việc trả tiền bằng thẻ được chấp nhận rộng rãi ở Pakistan. Theo Ali Rahman, người đứng đầu về số tài sản đảm bảo tại Ngân hàng Habib, ước tính có khoảng 3 triệu thẻ tín dụng và 15 triệu thẻ ghi nợ đang lưu hành, trong số hơn 180 triệu dân Pakistan. Việc miễn cưỡng sử dụng thể ghi nợ và thẻ tín dụng còn điển hình hơn khi nhìn nhận một thực tế là hầu hết thẻ tín dụng được sử dụng chủ yếu để rút tiền qua máy ATM. Chỉ có vậy.

Năm 2015, mọi thứ có thể thay đổi

Đầu năm nay, sự hợp tác giữa Ngân hàng Habib và Công ty Monet đã dẫn đến sự ra đời của hệ thống bán hàng qua điện thoại (mPOS) đầu tiên tại Pakistan. Nó cho phép các nhà bán lẻ lớn nhỏ có thể trả tiền thông qua điện thoại và có thể chạy trên những kết nối GPRS chậm. Trong khi điều này chẳng phải là mới mẻ và cũng rất phổ biến tại các nước khác trên thế giới, sử dụng những linh kiện được tạo ra bởi các công ty như Square chẳng hạn, đây lại là thời điểm đột phá cho Pakistan. Đơn giản, đó là một chiếc thẻ cắm vào những chiếc điện thoại thông minh, và chạm vào màn hình.

Cash-is-king-in-Pakistan-But-d-4383-6948

Monet đang có những bước đi vững chắc trong thị trường thanh toán số tại đất nước Nam Á.

Cuối cùng, công nghệ đã phá vỡ văn hóa thanh toán chỉ bằng tiền mặt tại Pakistan. Thậm chí nó có thể tạo ra những hướng đi mới và những nhà khởi nghiệp có thể nắm bắt xu hướng này để tạo ra những giá trị kinh doanh mới.

Ahson Saeed, Trưởng phòng Tiếp thị và phát triển kinh doanh tại Monet, cho biết, mục đích là để thay đổi cách thức thanh toán mà khách hàng và nhà bán lẻ đã luôn làm tại Pakistan: Trả tiền mặt. “Mục tiêu của chúng tôi là số hóa toàn bộ”. Nó cung cấp cho các nhà bán lẻ “một hệ thống trung tâm dữ liệu không mắc lỗi nào”.

Hữu ích để khởi động các dịch vụ

Saeed chỉ vào ứng dụng Savaree và Labourforce.pk để ví dụ cho những dịch vụ hưởng lợi từ hệ thống mPOS mà công ty ông đã tung ra thị trường. “mPOS rất cần thiết đối với giai đoạn khởi đầu để có dòng tiền hợp lý. Và bằng cách sử dụng mPOS, nguy cơ mất mát cũng như chi phí bảo hiểm dội cao cũng bị loại bỏ”.

Đối với các doanh nghiệp, để mở rộng quy mô ở Pakistan, bắt buộc phải có một phần lớn dân số nước này cảm thấy thoải mái khi sử dụng dịch vụ của họ. Có nghĩa là những cửa hàng tạp hóa nhỏ, những người bán thuốc lá, các phòng trà, các sạp rau quả và thậm chí là dịch vụ vận tải và thông tin liên lạc, tất cả cần được chuyển sang phương thức thanh toán số. Để làm được điều đó, Monet đang mạo hiểm đi vào vùng đất mà các ngân hàng khu vực tư nhân thường không mấy quan tâm.

Công ty web đầu tiên triển khai hệ thống mPOS mới này là Daraz, một sản phẩm thương mại điện tử được tạo ra bởi Rocket Internet đã hoạt động tại Pakistan từ tháng 7/2012. Amyn Ghazali, Trưởng bộ phận thanh toán thay thế tại Daraz, cũng lạc quan về những tác động của nó trong giới kinh doanh “Trên 90% đơn đặt hàng hiện có của chúng tôi được trả bằng tiền mặt. Mô hình này không hiệu quả và hạn chế, như những chi phí bảo hiểm đội lên cho những mặt hàng như đồ điện tử, điện thoại và đồ gia dụng. mPOS là hướng có lợi cho cả Daraz và người tiêu dùng”.

Rất khó để xác định mPOS nói riêng cũng như thanh toán số nói chung sẽ có được sự chấp nhận rộng rãi nhanh hay chậm tại Pakistan. Tín hiệu khả quan là dòng điện thoại thông minh có kết nối POS rất khả thi vì có chi phí không cao. Bản thân Monet cũng có chỗ dựa vững chắc là một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất Pakistan. Còn người sáng lập Monet đang làm việc tích cực để quảng bá nó đến nhiều phân khúc thị trường.

Yến Nhi (theo Tech in Asia)

Ý kiến

()