Chúng ta

Tại sao bạn thấy iPhone đời cũ chậm

Thứ ba, 10/10/2017 | 09:10 GMT+7

Tính năng hoặc ứng dụng đời cũ chưa thể tương thích ngay với iOS phiên bản mới là nguyên nhân khiến người dùng có cảm giác iPhone chậm đi.

Từ trước đến nay, không ít suy đoán cho rằng mỗi khi ra phiên bản iOS mới, Apple lại cố tình làm chậm các thiết bị cũ, mục đích chính là "ép" người dùng mua iPhone, iPad mới. Tuy nhiên, một thử nghiệm mới đây từ FutureMark, hãng đứng sau 3D Mark - một phần mềm đo hiệu năng nổi tiếng - lại cho kết quả khác.

Cụ thể, FutureMark đã thu thập kết quả đo hiệu năng (benchmark) từ hơn 100.000 iPhone với 7 đời máy khác nhau, chạy trên 3 phiên bản iOS gần nhất gồm iOS 9, iOS 10 và iOS 11. Sau đó so sánh để xem liệu sau khi cập nhật lên iOS mới hơn, thiết bị có bị "yếu" đi hay không.

Thiết bị được thử nghiệm đầu tiên là iPhone 5s. Đây là sản phẩm lâu đời nhất (ra mắt 2013), có vi xử lý 64-bit đầu tiên và là sản phẩm "lớn tuổi" nhất còn chạy được iOS 11. Máy được thử nghiệm chạy Sling Shot Extreme Graphics (cho GPU) và Extreme Physics (cho CPU) trên công cụ 3D Mark trong vòng 1 tháng, từ 4/2016 đến tháng 9/2017, thời điểm ra iOS 9 đến iOS 11.

Test-iPhone-01-6044-1507541918.png
Hiệu suất CPU (ảnh trên) và GPU (ảnh dưới) của iPhone 5s.

Hiệu suất CPU (ảnh trên) và GPU (ảnh dưới) của iPhone 5s.

Từ biểu đồ, có thể thấy hiệu suất CPU và GP của iPhone 5s vẫn tương đương sau hơn một năm trải qua 3 phiên bản iOS. FutureMark nhận thấy, hiệu suất máy có giảm xuống một chút trong vài tháng, nhưng "nhìn chung là ở mức bình thường".

Hiệu suất CPU và GPU của iPhone 6, iPhone 6s và iPhone 7.

Hiệu suất CPU và GPU của iPhone 6, iPhone 6s và iPhone 7.

Với các bài kiểm tra tương tự đối với iPhone 6, iPhone 6s và iPhone 7, hiệu suất GPU của chúng có tăng lên. Tuy nhiên hiệu suất CPU lại giảm nhẹ. "Tính năng hoặc ứng dụng cũ chưa thể tương thích ngay được với nền tảng mới là lý do vì sao nhiều người cảm thấy iPhone chạy không mượt, nhất là trên các thiết bị đời cũ, nhưng nó sẽ tối ưu sau vài bản cập nhật. Cơ bản, những thay đổi trên chỉ người tinh ý mới nhận ra, người dùng bình thường ít khi nhận thấy sự khác biệt", chuyên gia của FutureMark nhận định.

Cụ thể hơn, chuyên gia cho rằng điểm CPU và GPU không hoàn toàn quyết định hiệu suất thiết bị. Có nhiều nguyên nhân như các tính năng "ngốn" nhiều tài nguyên hơn sau mỗi bản cập nhật, từ đó khi sử dụng sẽ cho cảm giác không được nhanh so với trước; API (giao diện lập trình ứng dụng) và các công nghệ chỉ tối ưu trên thiết bị mới, chưa tối ưu trên thiết bị cũ; hay thậm chí là những lỗi xuất phát từ bên trong iOS mới cũng khiến máy chạy chậm.

Cuối cùng, dựa trên số liệu có được, FutureMark kết luận "không có dấu hiệu cho thấy Apple 'âm mưu' làm thiết bị đời cũ chậm đi sau khi nâng cấp iOS mới". Ngược lại, sau mỗi bản cập nhật iOS, công ty Mỹ vẫn thường xuyên duy trì hiệu năng trên các thiết bị cũ và mới một cách nhất quán.

>> FPT IS xây hệ thống lưu trữ thông tin hợp đồng và tài liệu pháp lý

Theo VnExpress

Ý kiến

()