Chúng ta

Sự hấp hối của dịch vụ điện toán đám mây nội bộ

Thứ ba, 30/6/2015 | 10:56 GMT+7

Trong thực tế, tốc độ tăng trưởng của Private Cloud hiện nay chỉ bằng 1/6 của Public Cloud.

Điện toán đám mây nội bộ là gì?

Trên thế giới hiện nay, điện toán đám mây được chia thành ba loại chính: Dịch vụ điện toán đám mây công cộng (Public Cloud); Dịch vụ điện toán đám mây nội bộ (Private Cloud) và sự kết hợp của cả hai loại hình dịch vụ trên (Hybrid Cloud). Hiểu một cách đơn giản, Public Cloud là khi một nhà cung cấp lớn (như Microsoft, Amazon hay IBM…) xây dựng một trung tâm dữ liệu lớn dựa trên công nghệ điện toán đám mây và cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nguồn tài nguyên từ đó. Private Cloud là mô hình tự quản lý hoạt động kinh doanh dựa trên công nghệ điện toán đám mây của các doanh nghiệp nhỏ. Hybrid Cloud là sự pha trộn của hai loại hình trên, khi mà doanh nghiệp vừa và nhỏ vừa tận dụng nguồn tài nguyên từ các nhà cung cấp lẫn xây dựng mô hình điện toán đám mây riêng.

Trong quá trình thiết kế các hệ thống trong tương lai, các chuyên gia công nghệ FPT cũng nên lưu ý tham khảo những mô hình, bài toán của Public Cloud, đồng thời xem xét khả năng mở rộng và tính sẵn sàng.

Trong quá trình thiết kế các hệ thống trong tương lai, các chuyên gia công nghệ FPT cũng nên lưu ý tham khảo những mô hình, bài toán của Public Cloud, đồng thời xem xét khả năng mở rộng và tính sẵn sàng.

Hãy thử hình dung với một ví dụ gần gũi với chúng ta. Gia đình bạn đang có nhu cầu sử dụng nước sạch, Public Cloud là việc bạn sử dụng nước của nhà máy nước được cung cấp thông qua hệ thống đường ống dẫn dùng phân phối nước cho không chỉ gia đình bạn mà còn cho cư dân của cả thành phố; Private Cloud là việc gia đình bạn tự đào giếng, tự lắp hệ thống làm sạch nước riêng. Rõ ràng, việc tự cung tự cấp không thực sự được chào đón trong thế giới kinh doanh hiện đại ngày nay.

Sự hấp hối của Điện toán đám mây nội bộ

Trong thực tế, tốc độ tăng trưởng của Private Cloud hiện nay chỉ bằng 1/6 của Public Cloud. Sau khi Satya Nadella trở thành Giám đốc điều hành của Microsoft, ông đã nỗ lực để chuyển trọng tâm nghiên cứu và phát triển của Microsoft trên Public Cloud (với các đối tác như Hello, Azure và Office 365) và giảm thiểu sự đầu tư trên Private Cloud (với các đối tác như Goodbye, Hyper-V). IBM, một trong những nhà cung cấp dịch vụ Private Cloud lớn nhất, sau khi thực hiện thương vụ 2 tỷ USD mua lại Softlayer, đã quyết định đầu tư thêm 1,2 tỷ USD nhằm phát triển các dịch vụ Public Cloud. Amazon và Salesforce, những ông lớn từng có thời bị cho rằng đang mắc kẹt trong mô hình dịch vụ Public Cloud hiện có thể tự hào với doanh thu và lợi nhuận đang tăng trưởng vượt bậc.

Những chú khủng long chậm chân như VMware hay Oracle cũng đang bắt đầu lên dây cót để tham gia vào cuộc đua với các dịch vụ Public Cloud của riêng mình. OpenStack, niềm hy vọng lớn nhất của dịch vụ IaaS nội bộ, là một trong những trường hợp hiếm hoi duy trì được mức tăng trưởng. Tuy nhiên, tỷ lệ này lại không cao và trớ trêu thay, những đối tác lớn nhất của OpenStack lại sử dụng dịch vụ của họ để cấp nguồn cho các dịch vụ Public Cloud khác.

Trong một vài cuộc trò chuyện cũng như trao đổi với khách hàng và các đối tác của FPT Software (bao gồm cả Microsoft và Gartner), hầu hết đều đồng ý rằng Public Cloud chính là sự phát triển của tương lai, trong khi Private Cloud thực sự bắt đầu hấp hối. Thực tế, chúng ta cũng đang được tận mắt chứng kiến hàng loạt công ty di chuyển hàng trăm hệ thống ứng dụng, cơ sở dữ liệu và máy chủ lên Public Cloud, quy mô hoá các trung tâm dữ liệu thay vì xây dựng những cái mới.

Trong một số công ty sử dụng mô hình Hybrid Cloud, phần Public Cloud đang có xu hướng lớn hơn và dần nuốt trọn phần Private Cloud. Với tốc độ hiện tại, dịch vụ Private Cloud thuần tuý sẽ dần dần được thay thế bằng Public hoặc Hybrid Cloud trong khoảng 10 đến 15 năm tới, thậm chí là nhanh hơn ở một số quốc gia hoặc thị trường đặc thù.

Ba nguyên nhân dẫn đến sự hấp hối của Private Cloud

Lý do đầu tiên là dịch vụ Private Cloud thuần tuý không thực sự sử dụng những lợi thế của công nghệ Điện toán đám mây. Thực tế, dịch vụ này không giúp tiết kiệm chi phí trong quá trình hoạt động: Khi bạn mua riêng một máy chủ và đặt nó vào trung tâm dữ liệu nội bộ, nó có thể khiến bạn mất tiền dù bạn sử dụng hay không. Ngoài ra, chi phí bảo trì lớn cũng là một vấn đề nan giải. Bạn luôn phải duy trì và vận hành thường xuyên một khối lượng lớn cơ sở hạ tầng, phần cứng, nền tảng Cloud và tất cả phần mềm đi kèm. Việc chạy các ứng dụng cũng gặp khó khăn khi sử dụng một lượng tài nguyên hạn hẹp duy nhất, chưa kể chi phí phát sinh từ việc phải đầu tư duy trì nhiều trung tâm dữ liệu khác nhau ở nhiều vùng miền khác nhau, các trung tâm dữ liệu này cũng bị giới hạn bởi kích thước và quy mô.

Cuối cùng, mặc dù nhiều nhà cung cấp đã đảm bảo độ bảo mật cũng như tính kiểm soát cao của Private Cloud, nhưng trong thực tế, rõ ràng đã phát sinh rất nhiều lỗ hổng bảo mật vật lý về cả phần cứng và phần mềm trong cái vỏ tưởng rằng đã an toàn. Trong khi đó, Public Cloud, chẳng hạn như của AWS chắc hẳn đã cung cấp dịch vụ tận dụng tối đa những lợi ích của công nghệ Điện toán đám mây như: Tính đàn hồi tốt, không giới hạn, độ sẵn sang cao, đảm bảo tính bảo mật…

Thứ hai, việc xây dựng và vận hành Private Cloud thực sự khó và tốn kém. Các giải pháp Private Cloud của một số nhà cung ứng dịch vụ hàng đầu như IBM, VMWare hay Microsoft  đều kèm theo chi phí license lớn. Trong sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường công nghệ thông tin hiện nay, dịch vụ này ít nhiều có thể rẻ đi nhưng không đáng kể. Một số giải pháp mã nguồn mở miễn phí của OpenStack, CloudStack lại có nhược điểm là chưa đủ độ tin cậy. Hơn thế, những công ty vừa và nhỏ không cần thiết phải bỏ công sức để tự xây dựng, vận hành Private Cloud khi chưa có đủ đội ngũ chuyên gia thực sự am hiểu. Trong khi đó, Public Cloud của Amazon hiện đang cung cấp ra thị trường với mức giá thấp một cách đáng kinh ngạc (14,4 USD/tháng cho các máy chủ nhỏ), mức giá này được kỳ vọng vẫn tiếp tục giảm.

Thứ ba, Private Cloud không có những ưu điểm đặc trưng nổi trội và cũng đổi mới hết sức chậm chạp. Làm một phép so sánh đơn giản, nếu như những ông lớn về Public Cloud như Amazon hay Azure luôn tự hào về sự đổi mới, với hàng chục dịch vụ và hàng trăm tính năng mới mỗi năm, thì thời gian ra mắt hay phát triển một dịch vụ mới của OpenStack hay CloudStack phải tính bằng năm, thậm chí còn lâu hơn với một số hãng nhỏ hơn như VMware. Chưa kể, một số dịch vụ hữu ích chỉ thích hợp cho Public Cloud.

Có một vài trường hợp hiếm hoi những công ty vừa và nhỏ đã xây dựng thành công Private Cloud, thì họ lại bị mắc kẹt trong chính sản phẩm của mình khi khó bắt kịp với thị trường, chậm đổi mới; còn những công ty sử dụng Public Cloud, chuyển đổi mô hình kinh doanh từ offline sang online, nhanh chóng thích ứng với công nghệ mới, lại tranh thủ lấy điểm này làm trọng điểm cạnh tranh và giành lợi thế trên thị trường. Hiện tại, nhiều công ty đã tận dụng nguồn tài nguyên dồi dào từ dịch vụ Public Cloud của AWS, Azure và IBM để làm lợi thế kinh doanh.

Một số trường hợp cá biệt

Theo Gartner, "số lượng các trường hợp sử dụng Private Cloud là rất hạn chế". Điều đó chứng tỏ đâu đó vẫn tồn tại những cá thể sử dụng Private Cloud, nguyên nhân thì rất nhiều, ví dụ như: Điều gì xảy ra nếu luật pháp đòi hỏi bạn phải giữ dữ liệu trên máy chủ cá nhân? Điều gì xảy ra nếu bạn đã có một trung tâm dữ liệu lớn? Điều gì xảy ra nếu kết nối Internet từ khu vực của bạn đến nhà cung cấp điện toán đám mây không ổn định? Điều gì xảy ra nếu bạn có một số chương trình không thể được chạy trên Public Cloud?

Vâng, đó quả là những lý do rất hợp lệ, nhưng thực tế chỉ có vài kịch bản được áp dụng, và không dài hạn. Pháp luật đang có những thay đổi cho phù hợp, nhiều công ty đã và đang xây dựng những bộ quy trình chuẩn, trung tâm dữ liệu lớn của cá nhân có thể được thu nhỏ lại dần dần trong thời gian một vài năm nữa, kết nối internet ngày một tốt hơn, các công cụ để thay đổi những chương trình cũ nhiều không đếm xuể... Rõ ràng là việc thiết kế lại mô hình kinh doanh cho phù hợp để làm tiền đề phát triển cho tương lai thực sự ngày một cần thiết.

Còn FPT?

Để thích nghi với sự thay đổi từng ngày từng giờ của công nghệ cũng như phù hợp với nhu cầu thực tiễn của thị trường, khách hàng nói chung, đòi hỏi các chuyên gia phát triển phần mềm và kiến trúc sư hệ thống cần xây dựng các kỹ năng và kinh nghiệm làm việc với Public Cloud, đặc biệt là dịch vụ của 4 ông lớn: Azure, AWS, Google và IBM Bluemix. Một số kiến thức khác cũng cần cập nhật như: Ảo hoá, container, hạ tầng mạng, tích hợp hệ thống và chuyên môn an ninh…

Trong quá trình thiết kế các hệ thống trong tương lai, các chuyên gia công nghệ FPT cũng nên lưu ý tham khảo những mô hình, bài toán của Public Cloud, đồng thời xem xét khả năng mở rộng và tính sẵn sàng. Một số mô hình liên quan như các container và micro-sevices sẽ ngày càng phổ biến. Nhìn chung, các sản phẩm phần mềm của chúng ta nên được đảm bảo hỗ trợ phát triển trên nền tảng dịch vụ Public hoặc Hybrid Cloud cũng như ưu tiên phát triển các tính năng đặc trưng liên quan đến Public Cloud.

Tham khảo thêm thông tin tại: The-death-of-private-cloud.

Phạm Hồng Việt
FSB, FPT Software

Ý kiến

()