Chúng ta

Ông lớn công nghệ đua nhau nhảy vào tiền di động

Thứ tư, 23/4/2014 | 19:13 GMT+7

Mới đây, mạng xã hội Facebook đã đệ trình kế hoạch triển khai dịch vụ thanh toán điện tử lên Ngân hàng Trung ương Ireland, với tham vọng chen chân vào lĩnh vực giao dịch tiền điện tử tiềm năng và có đốc độ tăng trưởng rất lớn.
> Chiếc ví nghìn tỷ USD của tương lai/ Kenya dẫn đầu thế giới về tiền di động

Theo Financial Times, ông lớn mạng xã hội đang làm việc với các đối tác tiềm năng về dịch vụ chuyển tiền trực tuyến và chuyển tiền di động như Azimo, Moni Technologies và TransferWise - những công ty cung cấp dịch vụ chuyển tiền quốc tế trực tuyến và thông qua điện thoại thông minh. Theo đó, Facebook muốn đưa các dịch vụ trực tuyến lên mạng xã hội.

d

Theo thông báo của CEO Mark Zuckerberg, đã có hơn 1 tỷ người dùng truy cập vào mạng xã hội lớn nhất hành tinh từ các ứng dụng di động. Thống kê của công ty phân tích thị trường J.P Morgan, ứng dụng Facebook chiếm tới gần 20% thời gian của người dùng khi sử dụng trên các ứng dụng di động. Ảnh: CNN.

Facebook lên kế hoạch thử nghiệm dịch vụ thanh toán trên nền tảng di động, cho phép người dùng thực hiện các giao dịch trên mạng dựa trên thông tin thanh toán đã được bổ sung vào tài khoản của họ trước đó.

Dịch vụ trên sẽ sử dụng thông tin thanh toán mà người dùng đã lưu sẵn trên tài khoản Facebook để tự động hoàn tất khâu chi trả trên các ứng dụng di động. Kế đến ứng dụng sẽ triển khai quá trình mua hàng.

Ý tưởng về hệ thống thanh toán mới được triển khai sau một tuyên bố vào đầu tháng 6 của Facebook về việc công ty này sẽ từng bước thử nghiệm hệ thống tín dụng thanh toán của riêng mình đối với các game hiện có. Mạng xã hội này đặt mục tiêu sẽ chuyển sang đồng tiền của tất cả các nước vào ngày 12/9, thay vì sử dụng một loại tiền ảo được gọi tên là “những đồng tiền vui vẻ”.

Loại tiền điện tử này sẽ được phép lưu hành trên toàn châu Âu, thông qua cơ chế có tên gọi “passporting”. Phạm vi hiệu lực của phê chuẩn này có thể áp dụng cho toàn khối châu Âu (EU). Theo đó, người dùng tại các quốc gia châu Âu có thể dùng tài khoản Facebook trên smartphone của mình để gửi tiền đến người thân hay bạn bè tại các quốc gia đang phát triển.

Financial Times tiết lộ Facebook sắp đạt được phê chuẩn từ Ngân hàng Trung ương Ireland để thử nghiệm dịch vụ cho phép người dùng lưu giữ tiền trên mạng xã hội và dùng nó để trả hay chuyển cho những người/tổ chức khác.

Sau sự ra mắt ấn tượng của dịch vụ ví điện tử Alipay Wallet của Alibaba, hãng bán lẻ trực tuyến lớn nhất Trung Quốc hồi tháng 1/2013, và WeChat Payment của Tencent hồi tháng 8/2013, Baidu - hãng cung cấp dịch vụ tìm kiếm trên internet hàng đầu của nước này cũng ra mắt dịch vụ thanh toán trên điện thoại di động.

Thị trường thanh toán điện tử và di động đang nóng lên khi các tập đoàn công nghệ, các đại gia viễn thông, bán lẻ và ngân hàng đều muốn chen chân tranh miếng bánh thị phần rất tiềm năng, sẽ có mức tăng trưởng nhanh chóng trong vài năm tới. Báo cáo từ Paypal, công ty cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử thuộc eBay, doanh số thanh toán di động qua dịch vụ công ty tăng gấp đôi trong năm 2013, đạt 27 tỷ USD.

Trong khi đó, hãng nghiên cứu thị trường Gartner dự đoán giao dịch tiền tệ di động toàn cầu dự kiến tăng trưởng trung bình 35% mỗi năm trong giai đoạn từ 2012-2017. Báo cáo công bố tháng 6/2013 đưa ra mức dự đoán thị trường thanh toán trên di động sẽ đạt mốc 721 tỷ USD với hơn 450 triệu người sử dụng vào năm 2017.

Thị trường thanh toán điện tử và di động ‘màu mỡ’ với nhiều tiềm năng khiến các ‘ông lớn’ công nghệ và viễn thông không thể khoanh tay đứng nhìn. Google, ‘ ông trùm’ tìm kiếm trực tuyến, cũng đã mở dịch vụ ví điện tử Google Wallet và thanh toán di động, cho phép người dùng lưu trữ thông tin thẻ tín dụng trực tuyến và chi trả nhanh khi mua hàng trực tuyến tại các cửa hàng bán lẻ bằng cách quẹt mã qua ứng dụng di động. Năm 2013, Google Wallet bắt đầu cho phép người dùng gửi tiền theo dạng "tiền đính kèm email" trong Gmail.

Apple cũng không nằm ngoài cuộc chơi đầy hấp dẫn này. Tháng 1 năm nay, CEO Tim Cook cho hay cảm biến bảo mật dấu vân tay Touch ID trên iPhone 5S là một trong những bước đi mở đầu mà ‘Quả táo’ khai phá thị trường thanh toán trực tuyến qua di động.

Hãng phân tích thị trường IHS vừa công bố một nghiên cứu cho thấy thị trường thiết bị di động bảo mật bằng vân tay sẽ tăng trưởng hơn 11 lần trong vòng 4 năm tới. Cụ thể, IHS dự kiến sẽ có 45,7 triệu smartphone trang bị bộ quét vân tay được xuất xưởng trong năm nay và con số này sẽ bùng nổ đến 525 triệu máy vào năm 2017.

Apple sẽ xâm nhập thị trường tiền di động bằng cảm biến vân tay. Hãng phân tích thị trường IHS công bố một nghiên cứu cho thấy thị trường thiết bị di động bảo mật bằng vân tay sẽ tăng trưởng hơn 11 lần trong vòng 4 năm tới. Cụ thể, IHS dự kiến sẽ có 45,7 triệu smartphone trang bị bộ quét vân tay được xuất xưởng trong năm nay và con số này sẽ bùng nổ đến 525 triệu máy vào năm 2017. Ảnh: Cnet.

Tháng 3, nhà mạng Vodafone (Anh) đưa dịch vụ chuyển tiền di động M-Pesa của mình đến Romani sau những thành công ban đầu tại thị trường châu Phi, dự kiến mở rộng dịch vụ sang Đông và Trung Âu.

The Economist cho biết, ra mắt vào năm 2007 bởi nhà điều hành mạng lưới di động lớn nhất nước, Safaricom, M-Pesa hiện được hơn 17 triệu người dân Kenya sử dụng, tương đương 2/3 dân số trưởng thành, với khoảng 25% tổng sản lượng tiêu dùng quốc gia đến từ đây. M-PESA cho phép người dùng chuyển từ tiền mặt sang điện thoại di động, và đến nay vẫn là mô hình thành công nhất trên thế giới.  

Tuy nhiên, đây không phải là dịch vụ đầu tiên cho phép chuyển tiền nhanh giữa người dùng trên mạng xã hội. Ngân hàng ICICI (Ấn Độ) phát hành một ứng dụng ngân hàng trực tuyến cho phép khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ, trong đó có gửi tiền cho người khác qua mạng xã hội.

Tham gia vào mảng chuyển tiền kiều hối là một phần trong nỗ lực gia tăng sự hiện diện ở các thị trường mới nổi của Facebook. Tuy nhiên, vẫn chưa thể chắc chắn rằng mọi người sẽ tin tưởng hoàn toàn vào dịch vụ tài chính trên Facebook. Người dùng vẫn lo lắng các dữ liệu cá nhân bị Facebook khai thác nhằm gia tăng hiệu quả quảng cáo.

d

“Bằng việc tìm hiểu những gì được khách hàng ‘like’ và thảo luận trên nền tảng của mình, Facebook có thể hiểu hơn về các xu hướng của họ”, Rebeca Lieb, chuyên gia phân tích truyền thông và quảng cáo số của Altimeter Group, nhận định. Ảnh: TechHive

Trước đó, Facebook đã được cấp phép thực hiện một số giao dịch chuyển tiền ở Mỹ để xử lý quá trình thanh toán cho các lập trình viên thu phí người dùng khi họ mua ứng dụng. Năm 2013, các giao dịch kiểu này có giá trị tổng cộng 2,1 tỷ USD và chủ yếu là từ các trò chơi. Facebook thu phí 30% và số phí này chiếm khoảng 10% tổng doanh thu của Facebook.

Jeff Bezos, CEO Amazon, cho biết phát triển mảng thanh toán đang là ưu tiên của hãng. PayPal cũng đang tiếp cận mảng thanh toán trên điện thoại thông qua các ứng dụng. Gần đây nhất là ứng dụng quét vân tay để xác nhận giao dịch trên smartphone của Samsung.

Nhận định về vấn đề này, bà Denee Carrington, nhà phân tích của hãng Forrester Research, cho rằng Facebook sẽ đối mặt với thách thức khi cung cấp dịch vụ thanh toán di động, dù hãng đang tiếp tục xây dựng kho dữ liệu về thẻ tín dụng của khách hàng.

“Người tiêu dùng muốn các dịch vụ thanh toán di động an toàn, tiện lợi, trơn tru, và ngày càng xuất hiện nhiều hơn những đối thủ mà khách hàng tin tưởng lâu nay như PayPal, Visa…”, bà Carrington cho biết.

Nhiều chuyên gia cho rằng, các mạng xã hội cần có thông tin của người dùng để cung cấp cho nhà kinh doanh quảng cáo từ đó tạo nguồn thu. Do vậy, nếu như Facebook đứng giữa những người mua sắm trên di động và những người tạo ứng dụng, đồng thời giúp họ có thể xử lý nhanh chóng quá trình thanh toán trên di động vốn rất lằng nhằng, thì Facebook cũng có thể nắm bắt được xu hướng mua sắm của người dùng để phục vụ cho quảng cáo.

“Bằng việc tìm hiểu những gì được khách hàng ‘like’ và thảo luận trên nền tảng của mình, Facebook có thể hiểu hơn về các xu hướng của họ”, Rebeca Lieb, chuyên gia phân tích truyền thông và quảng cáo số của Altimeter Group, nhận định.

Na Vy

Ý kiến

()