Chúng ta

Những chiêu 'phù phép' iPhone cũ thành mới tại Việt Nam

Thứ ba, 28/2/2017 | 11:15 GMT+7

Ép kính, đóng lại "seal", thay vỏ, khắc IMEI, bẻ khóa iCloud... là những cách biến iPhone cũ, hỏng thành máy hoạt động bình thường, giả làm máy mới. 

Đóng 'seal' màn hình

Một chiếc iPhone khi bóc hộp luôn có lớp nilon bảo vệ, thường được gọi là "seal" máy. Những linh kiện này được bán rất nhiều từ lớp giấy phủ, sách hướng dẫn, hộp… đến phụ kiện sạc, cáp, tai nghe… nhằm đáp ứng nhu cầu đóng mới sản phẩm của một số cửa hàng.

Lớp "seal" bảo vệ màn hình trên một chiếc iPhone mới.

Lớp "seal" bảo vệ màn hình trên một chiếc iPhone mới.

Seal mặt máy có giá rất rẻ nên thường được bán theo cân, với giá vài chục nghìn đồng một lạng. Các cửa hàng chuyên "nấu" máy cũ thành mới sẽ không thể thiếu phụ kiện này, chỉ cần bóc và dán lên mặt iPhone là xong.

Đóng 'seal' máy

iPhone làm giả, làm nhái được nên chuyện làm giả hộp, sách hướng dẫn là chuyện không lạ. Giá "box" dao động từ vài chục nghìn đến hơn một trăm nghìn, tùy model iPhone 4, 5, 6 hay 7. Hộp iPhone bán cho các cửa hàng thường đi kèm khay nhựa, sách hướng dẫn, que lấy sim… nhưng không có sạc, cáp, tai nghe.

Có hộp xong sẽ đến công đoạn in IMEI trên vỏ hộp bởi mỗi máy có số riêng. Nếu in lẻ thì giá cho mỗi "tem" IMEI khoảng 50.000 đồng nhưng rẻ hơn rất nhiều khi in số lượng lớn. Các cửa hàng sẽ bóc và dán lên hộp để hoàn thiện công đoạn này.

Để đóng hộp thì cần đến lớp "seal", máy ép nilon và máy sấy (máy thổi nóng).

Để đóng hộp thì cần đến lớp "seal", máy ép nilon và máy sấy (máy thổi nóng).

Tiếp theo, hộp của một chiếc iPhone mới sẽ có màng nilon mỏng bên ngoài và chi tiết này cũng được làm giả dễ dàng. Để đóng hộp thì cần đến lớp "seal", máy ép nilon và máy sấy (máy thổi nóng). Chỉ mất vài phút để hoàn thành việc đóng mới một hộp iPhone.

Với dòng iPhone 7, Apple thay đổi cách đóng seal hộp, nhưng điều này không làm khó được các cửa hàng. Linh kiện này đã nhanh chóng được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu đóng mới.

Hộp giả, IMEI in hay đóng lại seal có nhiều khác biệt so với máy "zin", nhưng với người dùng phổ thông thì không dễ nhận ra.

Ép kính, ép màn hình

may-ep-kinh-dien-thoai-3691-1488252885.j
Máy ép kính công nghiệp.

Máy ép kính công nghiệp.

Màn hình iPhone được thiết kế gồm lớp kính bảo vệ bên ngoài, phần hiển thị và cảm ứng bên trong, ngăn cách bởi một lớp keo. Khi vỡ kính, những màn hình này có thể được "ép" lại bằng cách thay riêng kính. Dù được quảng cáo là "xịn như màn zin", theo nhiều kỹ thuật viên, màn ép chất lượng kém hơn và dễ phát sinh lỗi trong khi dùng.

Không ít iPhone cũ bán trên thị trường là máy kém chất lượng, dùng màn ép kính mà người dùng thông thường khó phân biệt được. Trong khi đó, với những ai vô tình làm vỡ mặt iPhone thì việc ép kính được coi là biện pháp khắc phục có chi phí rẻ hơn đáng kể so với thay cả màn hình, giá từ vài trăm nghìn đồng.

Thay 'xương' máy

iPhone-nhai-3-2649-1488252885.jpg
thông thường thì khó phân biệt được máy zin và hàng lên vỏ được trau chuốt cẩn thận.

Thông thường người dùng khó phân biệt được máy zin và hàng lên vỏ được trau chuốt cẩn thận.

Qua thời gian sử dụng, iPhone có thể xuất hiện các vết trầy xước, móp méo và thay vỏ (xương) sẽ giúp máy có một ngoại hình như mới. Dù được làm rất kỹ lưỡng nhưng những chiếc vỏ thay này có chất lượng không bằng vỏ "zin", các rìa mép, phần kết nối không sắc sảo. Song với người dùng thông thường thì khó phân biệt được máy zin và hàng lên vỏ được trau chuốt cẩn thận.

'Bắn' số IMEI

iPhone-nhai-5-8331-1488252885.jpg
Máy khắc laser dùng để bắn IMEI giả lên iPhone.

Máy khắc laser dùng để bắn IMEI giả lên iPhone.

Vỏ iPhone luôn được khắc IMEI, là số định danh duy nhất gắn với thiết bị và có thể kiểm tra trên phần mềm iPhone. Vì thế khi thay vỏ ở bước trên, những dãy số này cũng được khắc trở lại sao cho giống với máy zin nhất.

Với một chiếc máy tính cài phần mềm chuyên dụng và máy khắc laser, chỉ mất vài bước và ít phút để hoàn thành công đoạn này. Bởi vậy, hiện nay mua iPhone cũ thì chuyện "máy trùng IMEI" không mang nhiều ý nghĩa.

Bẻ khóa iCloud

iPhone-nhai-6-7259-1488252885.jpg

"Câu" sim để biến máy khóa mạng giả thành máy quốc tế, "câu" vân tay Touch ID hay bẻ khóa iCloud… là một trong nhiều biện pháp kỹ thuật để can thiệp vào phần mềm trên iPhone thông qua phần cứng. Trong đó bẻ khóa iCloud, thường trên iPhone bị mất cắp, sẽ biến những chiếc máy bị Apple khóa thành "cục gạch" có thể dùng bình thường trở lại. (Xem chi tiết bài viết tại đây).

>> Dung dịch giúp màn hình smartphone cứng như đá, đập không vỡ

Theo VnExpress

Ý kiến

()