Chúng ta

'Ngoại binh FPT' vô địch Vietnam AI Hackathon 2017

Chủ nhật, 4/6/2017 | 22:53 GMT+7

Ứng dụng Mobile giải trí và trải nghiệm nghệ thuật với AI của 5 thành viên đến từ ĐH Bách Khoa Hà Nội đã thuyết phục Ban giám khảo (BGK) ở sự sáng tạo trong ý tưởng cùng tiềm năng thương mại hóa sản phẩm để vượt qua 13 đội còn lại, trở thành quán quân của Hackathon năm thứ 2.

Chung kết cuộc thi Vietnam AI Hackathon 2017 diễn ra trong hai ngày 3-4/6 tại F-Ville, Hà Nội, vào đúng đợt nóng cao điểm (hơn 40 độ C) của thủ đô. Sau hơn 36 giờ lập trình "quên ăn quên ngủ" tại Hòa Lạc, các đội thi đã lần lượt giới thiệu về sản phẩm của mình vào chiều nay (ngày 4/6). CTO FPT Lê Hồng Việt nhận định các ý tưởng dự thi rất phong phú và trải rộng trên mọi lĩnh vực cuộc sống, tập trung vào các công nghệ sử dụng nền tảng Trí tuệ nhân tạo (AI) như xây dựng chatbot (máy trả lời tự động) hỗ trợ lĩnh vực dịch vụ; xây dựng các hệ thống nhận diện, giám sát giúp nâng cao chất lượng quản lý cũng như nâng cao tính bảo mật trong các hoạt động của cá nhân và tổ chức…

Sau 15 phút mỗi đội trình bày ý tưởng, BGK sẽ có 5 phút để góp ý hoặc phản biện, nhận xét.

Sau 15 phút mỗi đội trình bày ý tưởng, BGK sẽ có 5 phút để góp ý hoặc phản biện, nhận xét.

Giám khảo của Vietnam AI Hackathon đều là những gương mặt nổi bật trong giới công nghệ Việt Nam về mặt chuyên môn và kinh doanh gồm: PTGĐ FPT Dương Dũng Triều, Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch NextTech Nguyễn Hòa Bình, Tiến sĩ Đặng Hoàng Vũ, Chủ nhiệm Khoa học FPT, và Giám đốc điều hành của sero.ai Tom Trần.

Là đội thi có nhiều thành viên nhất, Tim đã mang tới sản phẩm Mobile app giải trí và trải nghiệm nghệ thuật với AI. Đây là là ứng dụng xuất phát trong quá trình nhóm khám phá lĩnh vực mới mẻ và đầy thú vị - trí tuệ nhân tạo. Với mô hình cGAN (biến thể), từ dữ liệu của 10.000 khuôn mặt phụ nữ, đã được xử lý và đào tạo cho AI, AI của App sẽ tự động tạo một nguyên mẫu mặt thật từ hình vẽ phác thảo, tìm 3 khuôn mặt giống nhất với hình vừa được AI tạo xong trong dữ liệu 10.000 khuôn mặt của App và trả về cho User.

Chân dung đội quán quân của cuộc thi Vietnam AI Hackathon 2017. Tim gồm 5 thành viên đến từ ĐH Bách Khoa, là Phạm Hoàng Hiệp, Nguyễn Phạm Thiện Dũng, Nguyễn Quốc Anh, Lê Thị Dung và Phùng Quốc Nhật.

Chân dung đội quán quân của cuộc thi Vietnam AI Hackathon 2017. Tim gồm 5 thành viên đến từ ĐH Bách Khoa là Phạm Hoàng Hiệp, Nguyễn Phạm Thiện Dũng, Nguyễn Quốc Anh, Lê Thị Dung và Phùng Quốc Nhật.

Phần demo khá thú vị của nhóm với phong cách tự tin, năng động của các sinh viên Bách Khoa được BGK đánh giá rất cao. Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến cho rằng: "Tim thực sự xuất sắc không chỉ bởi ý tưởng mà tiềm năng của sản phẩm cũng rất tốt. Chẳng hạn ngoài nhận dạng mặt người trong ngành cảnh sát còn có thể tạo ra xu hướng (trend) trong ngành thời trang".

CTO FPT Lê Hồng Việt và Chủ tịch NextTech Nguyễn Hòa Bình trước đó cũng dành lời khen cho ý tưởng "rất thú vị và rất hay" của cả đội.

Trở thành quán quân của Hackathon mùa thứ 2, Phạm Hoàng Hiệp, đội trưởng Tim, vui mừng chia sẻ: "Đây không chỉ là công sức của cả nhóm mà còn của những người đã hỗ trợ cho nhóm trong suốt hai ngày qua. Sân chơi này khiến em và các bạn cảm thấy tự tin hơn rất nhiều. Sau cuộc thi, chúng em sẽ tiếp tục cải tiến sản phẩm để đưa nó tới gần thị trường".

Ngoài Tim, Vietnam AI Hackathon 2017 cũng ghi nhận 2 ứng dụng tiềm năng nhận được giải thưởng "đột xuất" từ FPT Software và NextTech trị giá 10 triệu đồng/giải là Giải pháp kiểm soát ra vào Cloud Guardian của FTS và Ứng dụng trợ lý tin tức thông minh của ILS.

Cụ thể, Giải pháp kiểm soát ra vào Cloud Guardian của quán quân Hackathon 2016 FTS nhằm giải quyết thực trạng, camera hiện phải giám sát liên tục gây ra lãng phí tài nguyên. Cloud Guardian của nhóm sẽ tối ưu hóa công việc này dựa trên công nghệ phân tích và nhận diện khuôn mặt nhờ Deep learning. Sản phẩm có thể dễ dàng tích hợp và hỗ trợ các chuẩn nhà thông minh và IoT, phục vụ cho công tác an ninh, bán hàng. Theo anh Tiến, đây là sản phẩm xuất sắc, được xếp vào loại "ready for produce". 

Thí sinh. các ý tưởng dự thi rất phong phú và trải rộng trên mọi lĩnh vực cuộc sống, tập trung vào các công nghệ sử dụng nền tảng Trí tuệ nhân tạo (AI) như xây dựng chatbot (máy trả lời tự động) hỗ trợ lĩnh vực dịch vụ; xây dựng các hệ thống nhận diện, giám sát giúp nâng cao chất lượng quản lý cũng như nâng cao tính bảo mật trong các hoạt động của cá nhân và tổ chức…

Thí sinh đã thực hiện code ý tưởng trong hai ngày tại Hòa Lạc. BGK đánh giá, các ý tưởng dự thi rất phong phú và trải rộng trên mọi lĩnh vực cuộc sống, tập trung vào các công nghệ sử dụng nền tảng Trí tuệ nhân tạo (AI) như xây dựng chatbot (máy trả lời tự động) hỗ trợ lĩnh vực dịch vụ; xây dựng các hệ thống nhận diện, giám sát giúp nâng cao chất lượng quản lý cũng như nâng cao tính bảo mật trong các hoạt động của cá nhân và tổ chức…

Với ý tưởng của mình, ILS nhằm giúp người dùng tận dụng triệt để thời gian lái xe rảnh rỗi hiệu quả thông qua việc cung cấp những tin tức theo thói quen và sở thích cá nhân bằng phương thức giao tiếp giọng nói, sử dụng các API do VnExpress, Apple... cung cấp. Lợi ích mà nhóm mong muốn ngoài việc giúp User rảnh tay khi theo dõi tin tức, giải phóng cho mắt còn có thêm trải nghiệm thú vị bằng hội thoại tự nhiên, cá nhân hóa thông tin chứ không phải xem lan tràn... Sản phẩm cũng được kỳ vọng giúp mang lại doanh thu và nguồn dữ liệu cho những nhà cung cấp API.

Ngoài ra, các nhà tài trợ cũng đã trao giải cho một số nhóm với có sản phẩm đặc thù như đội Aegis (FPT Telecom) với ứng dụng bảo mật phát hiện bất thường trong việc quản trị và vận hành hệ thống nhận thưởng từ Cyradar; Sói con (đến từ VCorp và Viettel) với sản phẩm Chatbot bán hàng tự động nhận được giải của Sendo nhờ tính ứng dụng cao trong Thương mại điện tử.

Hai giải thưởng triển vọng của cuộc thi đã thuộc về AR-History với ứng dụng tái hiện quang cảnh xưa của di tích cổ trong không gian thực dựa trên công nghệ Augmented reality (thực tế tăng cường) và Mich Labs với sản phẩm Trợ lý ảo biết nói tiếng Việt thông minh.

Các đội còn lại được đánh giá cao ở ý tưởng, nhưng khoảng cách tới sản phẩm còn xa, gồm AITechMTA (HV KTQS) với trợ lý ảo cho người lái xe; X-team (HCM) với ý tưởng robot phục vụ nhà hàng; D09CN1 (STU.Lab) cùng sản phẩm Chatbot rao vặt, hỗ trợ bán hàng; Antimatlab (ĐH Bách Khoa) với Chatbot tư vấn khám chữa bệnh; Triple-X (HV An ninh) mang tới ứng dụng đọc tin cá nhân hóa Personalized News; Smart trading của SBD (ĐH Bách Khoa); Gấu Mèo (FPT Software) với ý tưởng  xây dựng tool Deep learning Quick Launch trên Cloud. 

Giám đốc Công nghệ FPT Lê Hồng Việt cho rằng, trong 2 ngày sẽ không có sản phẩm nào sẵn sàng ra ngoài thị trường. Nhưng với đội giải Nhất thì "thấy họ rất tiềm năng, kỹ thuật của họ cũng rất cao và không quá xa vời thực tế".

Nguyễn Trung Nam, thành viên FTS, chia sẻ: "Tới cuộc chơi này, tôi cũng như các thành viên khác chỉ biết hết mình thôi, có bao nhiêu chơi bấy nhiêu. Dù năm ngoái là quán quân nhưng cả đội cũng không có áp lực gì. Về đội giải Nhất, tôi thấy ý tưởng của Tim rất hay và độc đáo, họ trẻ và không giống ai. Kết quả rất xứng đáng".

Anh Tiến cho rằng, nhiều ý tưởng rất hay, nhưng để đi vào thực tiễn còn cách rất xa.

Anh Tiến cho rằng, nhiều ý tưởng rất hay, nhưng để đi vào thực tiễn còn cách rất xa. Ảnh: Harry Hà.

Trước đó, chia sẻ với các thí sinh trước sự kiện, Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến cho hay, Trí tuệ nhân tạo (AI) đang là câu chuyện được nhắc tới nhiều nhất khi đơn vị gặp gỡ với các doanh nghiệp nước ngoài. "Nhờ AI, FPT đã có cơ hội làm cùng những ông lớn trên thế giới như GE, AWS, IBM... Tôi hy vọng sức nóng thời tiết không cản được sự nhiệt huyết của các bạn. Chúc các bạn vừa nóng lại vừa vui", anh nói.

FPT Hackathon 2017 đã lọc ra gần 50 ý tưởng vào vòng sơ loại, từ đó chọn ra 15 ý tưởng hay nhất vào vòng đấu cuối cùng từ hàng trăm đơn đăng ký. 14 đội đi tới chặng cuối của cuộc thi gồm Aegis, AITechMTA, Antimatlab, D09CN1, Gấu mèo, ILS, Mich Labs, SBD, Sói con, Tim, và Triple-X. Ba đội còn lại đến từ TP HCM là AR-History, X-Team và FTS (FTS đến từ FPT IS là quán quân của FPT Hackathon 2016 được đặc cách vào thẳng vòng chung kết cuộc thi năm nay).

Hackathon mùa thứ 2 có chủ để là Trí tuệ nhân tạo (AI). Đây là một trong những hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện

Hackathon mùa thứ 2 có chủ để là Trí tuệ nhân tạo (AI). Đây là một trong những hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện f.transform() cùng với Techday.

Chủ đề của cuộc thi năm nay là Trí tuệ nhân tạo (Artifical Intelligence). Theo đó, FPT đã mở rất nhiều API và dữ liệu giá trị làm nền tảng phát triển sản phẩm cho các thí sinh. Tổng giá trị giải thưởng của cuộc thi lên tới 700 triệu đồng, trong đó giải thưởng tiền mặt trên 100 triệu đồng. Riêng đội thắng cuộc sẽ nhận 50 triệu đồng tiền mặt, hiện vật và tài khoản hàng nghìn USD từ nhà tài trợ Amazon và 6 tháng FPT cùng đồng hành, hỗ trợ phát triển sản phẩm…

FPT Hackathon được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2016 dành riêng cho các lập trình viên, đội ngũ cán bộ công nghệ, sinh viên tài năng, những người yêu thích công nghệ trong FPT. Vòng chung kết FPT Hackathon 2016 có sự góp mặt của 17 đội thi đến từ các đơn vị trong toàn tập đoàn, trong đó có 9 đội ở TP HCM và 8 đội ở Hà Nội. FPT Software có số đội dự thi nhiều nhất là 5 đội. Kết thúc 2 ngày lập trình vô cùng căng thẳng và hấp dẫn, đội FTS (FPT IS HCM) với ứng dụng chatbot - hỗ trợ thông tin giao thông cho người dùng đã cán đích ở vị trí đầu tiên.

Những giải thưởng của Vietnam AI Hackathon 2017:

Giải Nhất: Tim

Giải triển vọng: AR-Historyvà MichLabs

Giải cho sản phẩm bảo mật do Cyradar tài trợ: Aegis 

Giải cho sản phẩm có tính ứng dụng cao trong TMĐT do Sendo tài trợ: Sói con

Giải của FPT.AI tài trợ  (5 triệu đồng) và Nexttech tài trợ (10 triệu đồng): nhóm ILS

Giải thưởng do FPT Software tài trợ (10 triệu đồng) và FPT Retail tài trợ (5 triệu đồng): nhóm FTS

Tiểu Thanh

Ảnh: Đức Anh

Ý kiến

()