Chúng ta

Microsoft bắt tay Facebook phát triển phần mềm trí tuệ nhân tạo

Thứ bảy, 17/11/2018 | 14:27 GMT+7

Hãng phần mềm Mỹ bất ngờ bất ngờ liên minh với người khổng lồ mạng xã hội nhằm phát triển phần mềm mã nguồn mở để chế tạo các mô hình trí tuệ nhân tạo. 

Theo CNBC, Microsoft trước nay đã và đang tự phát triển phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) miễn phí theo “khẩu vị” của đối tác nhưng nay xoay theo hướng mới. Thay đổi này phản ánh sự sẵn lòng hậu thuẫn của hãng với phần mềm đến từ nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn khác, thay vì chỉ tập trung vào nền tảng riêng của mình.

satya-2840-1542438918.jpg

Chúng tôi phát triển những AI có thể giúp chúng tôi trao quyền lực cho mọi người và mọi tổ chức để mọi người có thể sử dụng AI như một công cụ nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc nhất của xã hội và nền kinh tế", CEO Microsoft - Nadella từng chia sẻ. Ảnh: AP.

Google là công ty thúc đẩy phần mềm AI mã nguồn mở phổ biến nhất có tên TensorFlow - ra đời cuối năm 2015. Đáp trả, Microsoft đưa phần mềm Cognitive Toolkit (CNTK) lên GitHut và xác định là nguồn mở vào đầu năm 2016. Ngay sau đó Facebook tung PyTorch cuối năm 2016.

Sản phẩm của Microsoft có nhiều thế mạnh, đặc biệt là trong việc xây dựng hệ thống nhận dạng giọng nói. Dù vậy, PyTorch nhanh chóng được chấp nhận và có một số chi tiết kỹ thuật thú vị, Giám đốc công nghệ của Microsoft - Kevin Scott chia sẻ.

Năm ngoái, ông Scott gặp gỡ Giám đốc công nghệ Facebook - Mike Schroepfer và quyết định hai doanh nghiệp tốt hơn là nên cùng nhau “chống phân mảnh một số sự phức tạp” trong hệ sinh thái phần mềm mà con người có thể dùng để huấn luyện các mô hình AI.

Tháng 9/2017, Facebook và Microsoft giới thiệu ONNX, phần mềm mã nguồn mở đề xuất các mô hình được đào tạo với khung phần mềm AI, chẳng hạn như Cognitive Toolkit của Microsoft, để ONNX có thể được dùng để đưa ra dự báo với nhiều khung phần mềm khác, chẳng hạn như PyTorch của Facebook.

uwptoolkit3-2258-1542438918.jpg

Giao diện Microsoft Cognitive Toolkit (2.0). Ảnh: CIOL

Nhà đồng sáng lập kiêm CEO của hãng FloydHub - Sai Soundararaj cho rằng thực tế có quá nhiều khung AI. Dịch vụ đám mây của FloydHub đã và đang hỗ trợ Cognitive Toolkit, nhưng nó không được nhiều người dùng sử dụng, ông Soundararaj cho hay.

Microsoft vẫn chưa bỏ hẳn Cognitive Toolkit, ngay cả khi giờ đây hãng tập trung vào nhiều dự án khác. Phần mềm của Microsoft vẫn được cập nhật. Dù vậy, hãng có định hướng rõ ràng là sức mạnh của cộng đồng giờ xoay quanh PyTorch và TensorFlow. Vì thế, công ty cũng chú ý phần nhiều vào hai cái tên này. “Để cộng đồng đón nhận, áp dụng là cực kỳ quan trọng”, Phó chủ tịch nền tảng AI của Microsoft - ông Eric Boyd cho hay.

Gần đây, Microsoft cởi mở hơn trong việc đón nhận công nghệ đến doanh nghiệp khác, kể cả đối thủ. Hãng đón nhận Linux, giúp nó dễ dàng truy cập hơn từ bên trong Windows 10 và tạo phiên bản Linux cho phần mềm cơ sở dữ liệu SQL Server của hãng. Microsoft cũng giảm nỗ lực xung quanh Windows cho điện thoại di động, tăng phát triển ứng dụng cho hệ điều hành iOS của Apple và Android của Google.

>> FPT Software và MD24 hợp tác phát triển nền tảng blockchain trong y khoa

Chia sẻ trong hội nghị AI4Life và họp báo cuộc thi Cuộc đua số của Tập đoàn FPT vào giữa tháng 7, CTO FPT - anh Lê Hồng Việt cho biết trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra ảnh hưởng vô cùng to lớn. Đến năm 2030, AI sẽ đóng góp 15,7 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu. Bắt đầu từ năm 2020, GDP toàn cầu sẽ tăng trưởng mạnh mẽ so với thời kỳ trước, trong đó 50% sự tăng trưởng sẽ đến từ ảnh hưởng trí tuệ nhân tạo, được tạo ra do máy có khả năng thay thế con người tương đối tốt. "Hiện tại, các khách hàng mảng AI của FPT cũng chủ yếu đến từ hai ngành này. Ngoài ra, các doanh nghiệp chủ động nghiên cứu và ứng dụng AI mang về tỷ suất lợi nhuận và cạnh tranh cao nhất thuộc ngành dịch vụ tài chính và y tế”, anh thông tin.

Tiết lộ thêm về ứng dụng AI của FPT, anh Lê Hồng Việt cho biết: “Hiện tập đoàn có 3 ứng dụng chính từ AI là: Tự động hóa với khâu chăm sóc khách hàng (Help desk), Smart Robot, RPA (Robotics Process Automation); Trải nghiệm khách hàng với các yếu tố liên quan tới thời gian thực, cá nhân hóa, hay các năng lực mới như trong bảo hiểm, giúp tăng năng suất máy móc”.

Hải Ninh

Ý kiến

()