Chúng ta

Lưu lượng dữ liệu đám mây sẽ tăng gấp ba

Thứ bảy, 19/10/2013 | 08:49 GMT+7

Đến năm 2017, gần 2/3, hay tương đương 63% khối lượng công việc, sẽ được xử lý bởi các trung tâm dữ liệu đám mây và chỉ có 37% sẽ được xử lý bởi các trung tâm dữ liệu truyền thống.
> Muốn 'lên mây' phải loại bỏ chướng ngại vật

ZDnet cho biết, chính điện toán đám mây sẽ làm bùng nổ lưu lượng mạng. Ngoài trung tâm dữ liệu, mạng đám mây cũng sẽ phát triển với một tỷ lệ đáng kể. Cisco dự đoán phần lớn công việc trên máy chủ sẽ dịch chuyển từ máy chủ truyền thống sang các đám mây vào năm 2014.

Cisco, gã khổng lồ về hệ thống mạng, cũng dự báo rằng lưu lượng truy cập điện toán đám mây toàn cầu dự kiến tăng 4,5 lần, tương đương tốc độ tăng trưởng 35% hằng năm, từ 1,2 zettabyte lưu lượng hằng năm trong năm 2012 lên 5,3 zettabyte vào năm 2017. “Cisco hy vọng trung tâm lưu lượng dữ liệu toàn cầu sẽ tăng gấp ba lần và đạt tổng cộng 7,7 zettabyte hằng năm vào năm 2017", trang ZDnet dẫn lời ông Doug Merritt, Phó Chủ tịch cao cấp của Cisco về sản phẩm và giải pháp tiếp thị.

1 zettabyte tương đương 1 tỷ terabyte, và với 7,7 zettabyte sẽ tương đương với:

107 nghìn tỷ giờ nghe nhạc liên tục cho toàn dân số thế giới.

19 nghìn tỷ giờ hội nghị kinh doanh qua web, khoảng 14 giờ web conference hằng ngày cho toàn bộ lực lượng lao động toàn thế giới.

8 nghìn tỷ giờ xem phim trực tuyến độ nét cao, tương đương 2,5 giờ mỗi ngày xem phim HD cho mỗi người trên toàn thế giới.

Hầu hết lưu lượng truy cập trung tâm dữ liệu sẽ không được dùng vào việc giải trí. Các chuyên gia của Cisco ước tính rằng, khoảng 17% lưu lượng truy cập trung tâm dữ liệu sẽ được lấp đầy bởi người dùng cuối để truy cập vào những đám mây, các đoạn video được lưu trữ, các thiết bị kết nối, thiết bị cộng tác. Tất cả đều góp phần vào xu hướng Internet của vạn vật (Internet of Things), tạo nên một mạng kết nối con người, dữ liệu, quy trình và tất cả mọi thứ.

Nếu những con số trên đã gây ấn tượng với bạn thì hãy liên tưởng đến ước tính của IDC rằng, Internet của vạn vật sẽ tạo ra một thị trường 8,9 nghìn tỷ USD vào năm 2020, với 212 tỷ vật được kết nối và các trung tâm dữ liệu sẽ phải gánh vác gánh nặng đó.

d

“Cisco hy vọng trung tâm lưu lượng dữ liệu toàn cầu sẽ tăng gấp ba lần và đạt tổng cộng 7,7 zettabyte hằng năm vào năm 2017", ông Doug Merritt, Phó Chủ tịch cao cấp của Cisco về sản phẩm và giải pháp tiếp thị, cho biết. Ảnh: Siliconangle.

Theo Cisco, hầu hết trung tâm dữ liệu và lưu lượng truy cập điện toán đám mây được phục vụ cho các hoạt động “hầu như vô hình với các cá nhân”. Trong giai đoạn 2012-2017, Cisco dự đoán 7% lưu lượng truy cập trung tâm dữ liệu sẽ được tạo ra giữa các trung tâm dữ liệu, chủ yếu là sao chép dữ liệu, phần mềm/cập nhật hệ thống. 76% lưu lượng truy cập trung tâm dữ liệu sẽ ở lại trong trung tâm dữ liệu và phần lớn sẽ được tạo ra bằng cách lưu trữ dữ liệu, sản xuất và phát triển trong một môi trường ảo hóa.

“Người dùng trên toàn thế giới liên tục đòi hỏi khả năng truy cập nội dung cá nhân, kinh doanh và giải trí bất cứ nơi nào trên bất kỳ thiết bị, và mỗi giao dịch trong môi trường ảo hóa sẽ gây ra hiệu ứng thác trên hệ thống mạng. Do xu hướng liên tục này, chúng ta đang thấy sự gia tăng rất lớn trong lưu lượng đám mây bên trong, ở giữa và bên ngoài trung tâm dữ liệu trong vòng 4 năm tới”, ông Doug Merritt tuyên bố.

Lưu lượng truy cập điện toán đám mây sẽ tăng nhanh hơn so với tổng thể lưu lượng trung tâm dữ liệu toàn cầu. Sự chuyển đổi sang đám mây khiến lưu lượng truy cập thông qua dịch vụ này có tốc độ tăng trưởng cao hơn trung tâm lưu lượng dữ liệu truyền thông. Trung tâm lưu lượng dữ liệu toàn cầu sẽ tăng gấp ba lần trong khoảng thời gian 2012-2017, trong khi lưu lượng truy cập điện toán đám mây toàn cầu sẽ tăng 4,5 lần.

Mức truy cập điện toán đám mây sẽ chiếm hơn 2/3 tổng lưu lượng dữ liệu toàn cầu. Cụ thể, lưu lượng truy cập điện toán đám mây sẽ tăng từ 46% của tổng số lưu lượng trung tâm dữ liệu (98 exabyte mỗi tháng hoặc 1,2 zettabyte hằng năm) vào năm 2012 lên 69% tổng số lưu lượng trung tâm dữ liệu (443 exabyte mỗi tháng hoặc 5,3 zettabyte hằng năm ) vào năm 2017.

Trong năm 2012, Bắc Mỹ tạo ra lượng truy cập đám mây nhiều nhất (469 exabyte mỗi năm), tiếp theo là châu Á - Thái Bình Dương (319 exabyte mỗi năm) và Tây Âu (225 exabyte mỗi năm).

Đến năm 2017, Bắc Mỹ vẫn sẽ tạo ra lưu lượng truy cập điện toán đám mây nhiều nhất với 1,886 zettabyte mỗi năm, nhưng châu Á - Thái Bình Dương sẽ thu hẹp đáng kể khoảng cách, với 1,876 zettabyte mỗi năm, theo sau là Tây Âu với 770 exabyte mỗi năm.

Khối lượng công việc chuyển tiếp - từ năm 2012 đến năm 2017 - trên các trung tâm dữ liệu sẽ tăng 2,3 lần, tải công việc trên điện toán đám mây sẽ tăng 3,7 lần. Trong năm 2012, 39% khối lượng công việc được xử lý trong các đám mây và 61% được xử lý trong các trung tâm dữ liệu truyền thống .

2014 sẽ là năm đầu tiên phần lớn khối lượng công việc được dịch chuyển sang điện toán đám mây. 51% khối lượng công việc sẽ được xử lý trong các đám mây so với 49% trong không gian CNTT truyền thống.

Đến năm 2017, gần 2/3, hay tương đương 63% khối lượng công việc, sẽ được xử lý bởi các trung tâm dữ liệu đám mây và chỉ có 37% sẽ được xử lý bởi các trung tâm dữ liệu truyền thống.

Các trung tâm dữ liệu mạng tốc độ cao sẽ trở nên quan trọng hơn so với hiện và thời đại của "một máy chủ vật lý, một khối lượng công việc" thật sự sắp kết thúc.

Na Vy

Ý kiến

()