Chúng ta

Giải pháp cho nhu cầu vừa học vừa làm của sinh viên

Thứ năm, 28/6/2018 | 18:13 GMT+7

Học trực tuyến giúp sinh viên tự chủ được thời gian học và làm theo nhu cầu của bản thân.

Một khảo sát được thực hiện với 4.642 sinh viên bởi NUS Insight Team (Anh quốc - 2015) cho thấy, nhiều sinh viên chịu trách nhiệm tài chính cá nhân trong khi học đại học. 63% số người được hỏi cho biết họ có công việc làm thêm khi học. Trong đó, 33% sinh viên làm việc bán thời gian ngay trong kỳ học; 14% tiết lộ họ có việc làm toàn thời gian trong khi đi học, còn lại là làm theo giờ.

Tại Việt Nam, việc sinh viên đi làm thêm không còn quá xa lạ. Đại diện Đại học FUNiX cho biết, nhu cầu vừa học vừa làm của sinh viên ngày càng lớn, tuy nhiên, không phải bạn nào cũng có thể cân bằng và làm tốt hai việc một lúc.

Lợi ích của làm thêm

Sinh viên làm thêm sẽ có các khoản thu nhập hàng tháng để trang trải cuộc sống, hỗ trợ tài chính cho gia đình.

Khi đi làm thêm, bạn phải tự rèn luyện kỹ năng làm nhiều việc cùng một lúc. Không chỉ sắp xếp lịch học, bạn còn phải quản lý thời gian để làm việc tốt ở nơi làm thêm. Vừa đi học, vừa làm có thể giúp sinh viên thông minh, năng động và chăm chỉ hơn.

1317729110-w500-3494-153015420-4586-4073

Các nhà tuyển dụng luôn săn đón sinh viên CNTT tại các sự kiện.

Một trong những điều các nhà tuyển dụng thường yêu cầu đối với các ứng cử viên là kinh nghiệm. Khi ra trường và xin việc, bạn sẽ phải cạnh tranh với nhiều ứng cử viên giàu kinh nghiệm khác. Để làm nổi bật CV của mình, bạn có thể nhắc tới những công việc làm thêm thời sinh viên để nhà tuyển dụng thấy được kinh nghiệm làm việc cũng như sự chăm chỉ, cầu tiến của bạn.

Ngoài ra, làm thêm còn giúp sinh viên sau khi ra trường có thêm các mối quan hệ, rèn luyện được kỹ năng quản lý thời gian cá nhân.

Hạn chế của việc sinh viên làm thêm

Nếu không biết điều chỉnh một cách hài hòa giữa việc học và đi làm thêm thì chuyện xao nhãng, ảnh hưởng tới kết quả học tập sẽ là điều sớm muộn. Việc tạo ra thu nhập nhất định, đồng thời lại gây ra những áp lực về phân bổ giữa việc học và làm. Nhiều sinh viên khôn sắp xếp thời gian biểu hợp lý dễ bỏ học giữa chừng.

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp sinh viên lựa chọn việc làm thêm không phù hợp khiến ảnh hưởng đến sức khỏe, không đảm bảo được việc học.

Giải pháp học trực tuyến song song với đi làm

Với cách thức học riêng, đại học trực tuyến là một trong những giải pháp cho nhu cầu vừa học vừa làm của sinh viên. Hiện nay, nhiều trường trực tuyến nổi tiếng như Cousera, Udacity… cung cấp những khóa học trực tuyến cấp bằng cử nhân cho nhiều ngành nghề, phổ biến là công nghệ thông tin, y tá, điều dưỡng... Cách học này cho phép sinh viên thu xếp vừa học, vừa làm và vẫn lấy được bằng đại học.

Với ngành công nghệ thông tin, việc đi làm ngay trong khi đi học không hề khó khăn. Nhiều công ty sẵn sàng tuyển dụng thực tập sinh là các sinh viên năm thứ nhất và đào tạo dần theo vị trí.

Tại Việt Nam, các đơn vị đào tạo trực tuyến cũng đang quan tâm phát triển chương trình đại học cho sinh viên. Đại diện FUNiX - đại học trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam chia sẻ, chương trình và cách học tại đây giúp sinh viên có thể vừa đi làm mà vẫn đảm bảo đủ điều kiện học tập để có bằng đại học. Sinh viên không phải chọn giữa học và làm vì thời gian học linh hoạt. Theo đó, các bạn có thể học bất kỳ lúc nào, tại đâu, tùy thuộc vào thời gian biểu của bản thân.

Phương pháp học này không mới nhưng điểm mấu chốt của FUNiX chính là kết nối học viên với những mentor, là hơn 2.000 chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Các mentor luôn sẵn sàng kết nối với sinh viên vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, vừa dạy kiến thức, vừa hướng nghiệp và đồng thời lại chính là những nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, trường có đội ngũ Hannah hỗ trợ, luôn theo sát để nhắc nhở, động viên sinh viên không bỏ cuộc việc học giữa chừng.

Từ 50 sinh viên khi mở lớp khai giảng khóa đầu, đến nay FUNiX có gần 2.000 sinh viên theo học từ nhiều quốc gia. Chàng sinh viên 19 tuổi Diệp Thanh Tú (Khánh Hòa) có điểm xét tuyển đại học khá cao nhưng chỉ chọn học trực tuyến tại FUNiX để có thể vừa học, vừa làm. Nhiều kỹ sư phần mềm có kinh nghiệm cũng đăng ký học để vừa đi làm, vừa lấy được bằng Kỹ sư phần mềm do Bộ Giáo dục Đào tạo công nhận.

"Với hình thức học trực tuyến, tôi có thể dành cả ngày cuối tuần để học trong khi những ngày khác vẫn đi làm. Tôi có thể tìm tài liệu có sẵn trong hệ thống học liệu của trường, bên cạnh đó, trường còn có hệ thống mentor, giúp giải đáp mọi thắc mắc. Sau gần 5 tháng học, tôi đã có buổi phỏng vấn thành công tại công ty phần mềm TMA Solutions", Lưu Quang Nhiên (Phú Yên), sinh viên FUNiX cho biết.

>> Fintech Day 2018 quy tụ số lượng diễn giả kỷ lục

Theo VnExpress

Ý kiến

()