Chúng ta

GE sản xuất các bộ phận của động cơ máy bay bằng in 3D

Thứ sáu, 23/6/2017 | 16:42 GMT+7

Công nghệ in 3D đang được ứng dụng rất rộng rãi, thậm chí là trên quy mô lớn và phức tạp. Mới đây tập đoàn chuyên sản xuất động cơ máy bay nổi tiếng của Mỹ là GE công bố sẽ sản xuất các bộ phận của động cơ phản lực bằng cách in 3D.

Trước khi đến với ngành công nghiệp hàng không, máy in 3D đã được dùng để sản xuất những vật thể nhỏ hơn và ít phức tạp.

Máy in laser 3D lớn nhất thế giới này sẽ do GE Additive, một công ty con của tập đoàn GE đảm nhận phát triển. Máy in 3D sẽ được dùng để tạo ra các thành phần, linh kiện bên trong cấu trúc động cơ phản lực cho loại máy bay một lối đi. Ngoài động cơ máy bay thì máy in này còn có thể dùng để sản xuất linh kiện trong các ngành công nghiệp khác như xe hơi, gas, dầu, điện.

Phiên bản đầu tiên của máy in 3D mà công ty cung cấp với tên gọi là ATLAS, có khả năng in 3D các đối tượng có chiều dài khoảng 1m từ hai hướng với các chất liệu như: Nhôm, titan và các kim loại khác.

In 3D sẽ giúp đơn giản hóa quá trình sản xuất các thành phần có kết cấu phức tạp, cũng như tiết kiệm chi phí so với cách đúc và hàn truyền thống. Trước máy in 3D, GE cũng đã có một nguyên mẫu máy in 2D kim loại có khả năng in vật thể 2D dài 1 mét. Theo kế hoạch thì máy in 3D đầu tiên sẽ được GE vận hành vào năm 2018.

TechInsight

Ý kiến

()