Chúng ta

FTS vô địch Hackathon 2016

Chủ nhật, 16/10/2016 | 13:13 GMT+7

Được hội đồng thẩm định đánh giá cao về cả ý tưởng lẫn phần demo, các chàng trai của FTS (FPT IS HCM) đã xuất sắc giành chức vô địch Hackathon mùa đầu tiên do FPT tổ chức.

  • 18h50
    DSC-7386-JPG-2557-1476619308.jpg

    Hai giám khảo Lộc Vũ và Phương Hoàng trao giải Vô dịch FPT Hackathon 2016 cho đội FTS.

  • 18h48

    Sau hai ngày tập trung, Hackathon mùa thứ nhất đã khép lại với chiến thắng thuyết phục của FTS (FPT IS HCM) với ứng dụng chatbot, hỗ trợ thông tin giao thông cho người dùng. 

    cuoi-9407-1476619505.jpg

    Hackathon mùa đầu tiên đã khép lại với nhiều dư âm.

    Cơ cấu giải thưởng Hackathon 2016:

    Giải nhất: FTS FIS HCM
    Giải Open FPT: BU9.Athena - FPT Software 
    Giải Cyradar: Aegis - FPT Telecom
    Giai-API-3464-1476620061.jpg

    Anh Trần Tuấn Anh, GĐ Dự án Open FPT trao giải thưởng cùng tên cho nhóm BU9.Athena.

    5 giải triển vọng, gồm: City Bus FIS HN; Sen Đỏ - Sendo; TT - FPT Software; Smart Traffic - FPT Software và BOKT - FPT University.
    Giai-Cyradar-2760-1476620061.jpg

    Anh Nguyễn Minh Đức trao giải Cyradar cho hai thành viên nhóm Aegis là Nguyễn Thành Công và Vương Hoài Thu.

  • 17h48

    Thí sinh Hackathon có 20 phút nghỉ ngơi và thu dọn đồ đạc tại các khu nghỉ. Cùng thời điểm, Ban giám khảo sẽ tổng hợp điểm và hội ý trước khi công bố tên nhà vô địch.

    DSC-7359-JPG-3770-1476619240.jpg

    Các thí sinh thư giãn trong khi chờ kết quả. "Em thích đội BU9.Athena nhất trong các ý tưởng", Trương Trung Hiếu (bên phải, hàng trên, FTS, chia sẻ.

  • 17h40

    TT (FPT Software) là đội có số lượng thành viên tham gia đông đảo, gồm Trần Quang Ân, Vũ Thanh Hải, Nguyễn Đỗ Hải, Đặng Minh Đức và Phạm Thanh Hùng.

    Sản phẩm của nhóm là Stars Wiki - thu thập tin tức về ngôi sao, những người nổi tiếng được tổng hợp trên các trang báo mạng phổ biến.

    TT-9140-1476615840.jpg

    Star Wiki là ý tưởng của đội TT.

    Cụ thể, từ việc thu thập toàn bộ tin bài liên quan đến nghệ sĩ ở Việt Nam, hệ thống cũng phân loại tin bài để đưa ra đánh giá về đời sống như hoạt động nghệ thuật của nghệ sĩ dựa trên các tiêu chí có sẵn. Đồng thời cập nhật mức độ yêu thích của độc giả với các ngôi sao nổi tiếng dựa trên phản hồi của độc giả. Đối tượng sử dụng là các nghệ sĩ, fan hâm mộ, nhà quảng cáo…

    Mặc dù là sản phẩm trình bày cuối cùng, nhưng Stars Wiki  nhận được nhiều sự quan tâm của giám khảo. Trần Quang Ân cho rằng, sản phẩm có thể phát triển thành API mở ra để cộng đồng.

  • 17h30

    Smart Traffic FPT Software có 4 thành viên là Hoàng Văn Trung, Hoàng Thanh Sơn, Vũ Nhật Linh, Đặng Ngọc Quỳnh.

    Ý tưởng của nhóm là xây dựng hệ thống điều phối giao thông điều chỉnh thời gian đèn.

    smart-traffic-6959-1476615300.jpg

    CTO Lê Hồng Việt đánh giá cáo ý tưởng của đội.

    Mỗi năm, Việt Nam tốn 30.000 tỷ đồng do vấn đề tắc đường. Đây là vấn đề gây ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực khác. Giải pháp giao thônghiện tại cho thấy, việc mở rộng cơ sở hạ tầng gây tốn kém chi phí, tăng phương tiện công cộng được xem là bài toán khó… Giải quyết các vấn đề này, sản phẩm Smart Traffic tận dụng cơ sở hiện có là đèn giao thông, qua đấy, điều chỉnh đèn giao thông một cách linh hoạt với chi phí thấp.

    CTO Lê Hồng Việt rất thích và đánh giá cao ý tưởng bởi sự thực tiễn mà sản phẩm đề cập tới, theo đó, tận dụng được tối đa những hạ tầng có sẵn. Tuy nhiên, việc tối ưu cục bộ có thể làm hỏng tối ưu toàn bộ nên sản phẩm có thể làm việc thêm với chuyên gia.

    Anh Nguyễn Anh Đức, FPT Telecom chia sẻ, bản chất hệ thống đèn giao thông đã có tính năng này, nhưng khác ở chỗ được vận hành bởi con người. Theo anh, sản phẩm này nên tập trung vào việc làm sao để giảm tắc đường.

  • 17h15

    Đội FTS có 5 thành viên gồm: Nguyễn Trung Nam, Hà Kim Quy, Trương Trung Hiếu, Nguyễn Huy Hoàng và Nguyễn Đức Minh Quân, với ứng dụng chat bot, hỗ trợ thông tin giao thông cho người dùng.

    DSC-7345-JPG-9703-1476614015.jpg

    FTS HCM với 5 thành viên đến từ FPT IS nghiên cứu phát triển chatbot hỗ trợ thông tin giao thông. Ứng dụng gửi tới cảnh báo và tra cứu thông tin giao thông cho người sử dụng. Ngoài ra chatbot có thể share trực tiếp location, hay thông tin để tăng tính lan tỏa.

    Ảnh anh Trương Trung Hiếu trình bày phần chatbot.

    Theo anh Minh Quân, ứng dụng giúp người dùng biết được tình trạng giao thông chung trên thành phố; tìm đường đến vị trí nào đó; tìm kiếm địa điểm và biết được tình trạng giao thông trên điểm đó; thông báo các sự kiện kẹt xe, đông xe, tai nạn real time nếu người dùng đăng ký nhận tin.

    DSC-7354-JPG-8322-1476614015.jpg

    Đội trưởng Minh Quân demo ứng dụng. Tuy nhiên, do lỗi server, phần này chưa được mượt khiến FTS tiếc nuối.

    Team FTS sử dụng các API: API Lớp bản đồ tình trạng giao thông; API Cảnh báo giao thông; API Dự báo giờ xe buýt và API Text to Speech (tiếng Việt). 

    Sau phần trình bày về chatbot, đội trưởng Nguyễn Đức Minh Quân demo ứng dụng tìm đường, hiện trạng giao thông hay ngập nước tại các tuyến đường ở TP HCM.

    "Tôi thích ý tưởng này ở tinh thần lan toả qua kênh cộng động (Viral)", giám khảo Lộc Vũ chia sẻ.

  • 17h00

    Nguyễn Thành Công và Vương Hoài Thu, thành viên đội Aegis (FPT Telecom) trình bày ý tưởng của nhóm là thiết bị phát hiện tấn công cầm tay - Aegis. Xuất phát từ ý tưởng giải quyết vấn đề IoT bằng IoT, aegis tập trung vào phát hiện mối nguy hiểm hơn là chỉ ra cách phòng chống.

    eagis-7861-1476613343.jpg

    Nguyễn Thành Công trình bày ý tưởng của nhóm.

    Thiết bị này có thể cắm vào mạng và chạy, hoặc có thể cắm từ laptop và trực tiếp trên router. Aegis có khả năng xác định cuộc tấn công đến từ IP phổ biến, sử dụng Cyradar để phát hiện.

    Thời giân tiếp, nhóm sẽ nâng cao thêm các tính năng, trong đó vẫn tập trung vào việc phát hiện mối nguy hiểm. Anh Lộc Vũ nhận xét, ý tưởng này rất hay.

  • 16h45

    BokT từ ĐH FPT với 5 thành viên: Lê Minh Mẫn, Nguyễn Việt Tiến, Nguyễn Thành Phúc, Trần Văn Thành và Nguyễn Mạnh Hùng.

    DSC-7338-JPG-8541-1476612342.jpg

    Ấn tượng với ứng dụng của BOkT, PTGĐ Sendo.vn Nguyễn Phương Hoàng lưu lại phần trình bày của nhóm.

    Sản phẩm của BOkT sử dụng Messenger Platform xây dựng chat bot hỗ trợ khách hàng tìm kiếm thông tin sản phẩm và khuyến mãi của sản phẩm được bán tại hệ thống cửa hàng của FPT Shop.

    Theo đại diện đội, chat bot xử lý ngôn ngữ tự nhiên thông wa Api.ai platform để hiểu được message của khách hàng và có thể training cho bot dựa theo behavior của khách hàng.

    Kết hợp cùng Estimote Beacon được gắn tại các cửa hàng, hệ thống cung cấp app mobile hướng dẫn khách hàng sản phẩm họ cần tìm được đặt ở đâu trong cửa hàng bằng giọng nói thông qua Text to speech api.

    DSC-7339-JPG-2774-1476612342.jpg

    5 thành viên đến từ BokT của đơn vị FPT University dự thi với ứng dụng chatbot hỗ trợ khách hàng tìm kiếm thông minh. Ảnh nhóm demo chức năng chatbot để tìm thông tin điện thoại Samsung.

    Với ứng dụng này, người dùng chỉ cần nhập tên sản phẩm, ứng dụng sẽ trả về sản phẩm cần tìm tương ứng. Và sau đó ứng dụng sẽ định vị vị trí, khoảng các tới món hàng cần tìm khi người dùng đến cửa hàng mua sắm.

    DSC-7343-JPG-9840-1476612342.jpg

    Giám khảo Nguyễn Lộc Vũ đặt câu hỏi với BOkT.

  • 16h30

    City Bus là ứng dụng của hai thành viên đến từ FPT IS: Nguyễn Quyết Thắng và Trần Anh Tuấn.

    City-Bus-8453-1476612244.jpg

    Hai chàng trai đến từ FPT IS với sản phẩm được đánh giá tốt.

    Ứng dụng điểm dừng xe thông minh cho xe bus, dành cho người tham gia giao thông giảm thời gian chờ đợi, và cung cấp các giải pháp cho hành khách khi sử dụng xe. Sản phẩm này sẽ đem lại nhiều ích lợi khi thực trạng, số người tham gia đi xe bus khá đông. Ở Hà Nội có hơn 1.000 điểm xe bus. Mong muốn thủ đô là năm 2020, 40% người dân sẽ sử dụng dịch vụ giao thông công cộng.

    DSC-7330-JPG-7211-1476612809.jpg

    Giám khảo chấm điểm.

    Anh Trần Hữu Đức đánh giá, ý tưởng này rất hay, cần phải tiến hành làm nhanh để có thể đem lại nhiều ích lợi cho người dùng bằng việc thương mại hóa sản phẩm.

  • 16h20

    2LD của FPT Online với đề tài trợ lý ảo thế hệ mới (FPT Now) trên smartphone. “Điểm đặc biệt của FPT Now là gom tất cả API của FPT và giúp giải quyết tình trạng cài quá nhiều ứng dụng chuyên biệt trên điện thoại”, anh Đỗ Tấn Lành chia sẻ. Với ứng dụng text to speech, 2LD đem đến nhiều tiện ích cho người dùng. FPT Now tránh tốn performance máy, nhớ nhiều ứng dụng đã cài đặt; và giúp liên kết đa ứng dụng: kết hợp đa chức năng và vận dụng AI vào sản phẩm".

    DSC-7329-JPG-2267-1476610631.jpg

    Đại diện 2LD.

    FPT Now hỗ trợ người dùng bằng giọng nói để sử dụng đọc báo, gọi điện thoại, nhắn tin, mua sắm... Tuy nhiên, khi demo chức năng đọc báo, ứng dụng xổ ra danh sách 6 tin, đại diện 2LD chọn tin số 5 nhưng sản phẩm bị lỗi. Đại diện đội chuyển sang chức năng nhắn tin và gọi điện thoại.

    DSC-7332-JPG-3748-1476610926.jpg

    Hai thành viên 2LD demo ứng dụng trên di dộng thông minh.

    "Trợ lý ảo này sẽ cạnh tranh với Google, Apple... như thế nào?", giám khảo Phương Hoàng đặt câu hỏi. Theo anh Lành, ưu thế vượt trội là khả năng xử lý tiếng Việt và kho ứng dụng lớn của FPT như VnExpress, Fcall, Sendo.vn...

  • 16h10

    Explorer FPT Software với 4 thành viên Đỗ Văn Duy, Phạm Xuân Bách, Vũ Văn Bình và Nguyễn Hải Nam. Ứng dụng Mobile Cognitive assistance giúp người khiếm thị có trải ngiệm tốt hơn. Chức năng chính của sản phẩm là nhận diện các đối tượng (giới tính) từ ảnh chụp, tìm bến xe bus gần nhất, nhận dạng ký tự trên văn bản và nhận dạng người quen.

    D-Explorer-FPT-Software-3357-1476611185.

    Ứng dụng Mobile Cognitive assistance của 4 chàng trai đến từ FPT Software.

    Điểm khác biệt so với sản phẩm của Impossiable (FPT Software HCM) là sử dụng các API được phát triển ở FPT Software và FPT để nhận diện đối tượng, giới tính.

    Trong thời gian ngắn nên sản phẩm vẫn còn một số hạn chế như giới hạn đối tượng nhận diện, demo chưa thể hiện được các tính năng mong muốn… Sắp tới, nhóm sẽ cải thiện và tiếp tục phát triển sản phẩm.

  • 15h55

    MLT tiếp tục phần demo Hackathon. Đội này có ba thành viên: Trần Văn Anh Vũ, Nguyễn Phương Trường Anh và Phạm Chí Hiếu, từ phòng An ninh thông tin, FPT Telecom với đề tài xây dựng ứng dụng quản lý quy trình kiểm tra bảo mật (Pentest, audit...) sử dụng framework hỗ trợ bảo mật (framework đang phát triển và đã hình thành một số tính năng cơ bản). Ứng dụng này dùng nền tảng Công nghệ: Web API (C#) + MongoDB + AngularJS (client).

    DSC-7325-JPG-3783-1476609574.jpg

    Anh Trần Văn Anh Vũ trình bày và demo quá giờ (15 phút) nên bị kết thúc dù chưa hoàn thành và Ban giám khảo cũng không có thời gian hỏi thêm.

    "Chúng tôi dự định dùng framework để đi thi nhưng do khối lượng quá lớn nên chuyển hướng", đại diện MLT cho hay. Đại diện MLT demo một vài tính năng cơ bản như: quản lý thư viện lỗi, quản lý dự án, quản lý lỗi dự án...

    Đại diện MLT cho hay, hệ thống hỗ trợ hầu hết các lỗ hổng về bảo mật, chống các kỹ thuật phổ biến. Trong tương lai nhóm hi vọng có thể mở rộng trên nhiều ngôn ngữ.

  • 15h38

    Hai đầu Hà Nội và TP HCM sẽ tạm nghỉ dùng tiệc tea break trong 10 phút trước khi tiếp tục.

    Theo anh Nguyễn Huy Hoàng, đội FTS HCM, sân chơi Hackathon thú vị cho những người làm công nghệ trong tập đoàn được thể hiện ý tưởng và giao lưu với nhau. 'Tôi thích nhất ý tưởng của BU9.Athena của FPT Software khi họ phát triển hệ thống nhận diện và tư vấn sản phẩm số hóa. Ứng dụng của các đồng nghiệp đầy chất công nghệ, đặc biệt là Vision API của Google mà tôi đang làm", anh Hoàng chia sẻ.

    Ứng dụng mang đến cho người dùng các thông số kĩ thuật được đánh giá khách quan từ những người đã sử dụng trước. Cụ thể với từng sản phẩm, hệ thống sẽ trả về số điểm đánh giá, số người đánh giá, và hiển thị những đánh giá được yêu thích. 

    Dù mới qua nửa chặng đường nhưng Trưởng BTC FPT Hackathon 2016 Nguyễn Ngọc Minh đánh giá cuộc thi thành công và chất lượng. “Chúng ta không thể đỏi hòi các đội có ý tưởng thật đột phá chỉ trong hơn 1 ngày. Các đội thi hôm nay đã cố gắng thể hiện khả năng ứng dụng công nghệ vào ý tưởng của mình, nhiều ý tưởng thú vị, và hy vọng mục tiêu có 1-2 ý tưởng được thương mại hóa sẽ thành hiện thực”, anh Minh hài lòng.

  • 15h25

    BU9.Athena (FPT Software) với hệ thống nhận diện và tư vấn sản phẩm số hóa. Ý tưởng tham dự lần này tập trung vào việc bán lẻ sản phẩm, giúp nhà phân phối bán được nhiều sản phẩm dựa trên các đánh giá của người dùng trên mạng.

    BU9-1396-1476607894.jpg

    Thành viên của Athena trình bày với giám khảo.

    Giám khảo Phạm Minh Tuấn khuyên nên đi sâu thêm vào sản phẩm, để người dùng có thể so sánh các sản phẩm, sau đó đưa về đơn vị nội bộ FPT như Sendo để hưởng thêm ưu đãi.

  • 15h10

    5 thành viên của Sen Đỏ: Bùi Minh Long, Từ Chấn Đông, Nguyễn Phú Khánh, Nguyễn Minh Tiến và Trần Tiến Lâm từ Sendo.vn thi Hackathon  ý tưởng: "Ứng dụng tìm kiếm bằng hình ảnh trong thương mại điện tử" Áp dụng vào: www.sendo.vn. Các công nghệ ứng dụng: Google Vision, Elastic Search.

    DSC-7309-sendo-5983-1476606110.jpg

    Đội trưởng Bùi Minh Long của Sen Đỏ.

    Đây là một ứng dụng bổ sung cho tính năng tìm kiếm bằng text (chữ) truyền thống. Thay vì phải gõ vào text, người dùng chỉ việc upload ảnh có sẵn (trên web) hoặc chụp hình trực tiếp (smartphone) hệ thống sẽ tìm ra những sản phẩm có hình ảnh tương đồng. Có thể lấy ví dụ như tính năng tìm kiếm hình ảnh của google search image thì ở đây Sen Đỏ sẽ hỗ trợ người mua hàng tìm kiếm món hàng mình ưa thích bằng hình ảnh, ứng dụng vào website thương mại điện tử www.sendo.vn

    Với sản phẩm, người dùng có thể chụp một ảnh sản phẩm bất kỳ, như quần áo, giày dép, đồng hồ… và dùng chính ảnh đó tìm kiếm sản phẩm cùng loại đang bán trên Sendo.vn. Trên thế giới, gã khổng lồ Amazon hay Alibaba cũng ứng dụng cách làm này.

    Ứng dụng của team Sen Đỏ có hệ thống index dữ liệu, xác định thương hiệu, kiểm tra sản phẩm trên sàn thương mại điện tử có hay không và đưa ra các sản phẩm tương tự, sự so sánh về giá cả, màu sắc, mang đến nhiều sự lựa chọn cho người dùng. Từ đó khách hàng có được sự lựa chọn tiêu dùng thông minh nhất.

    DSC-7311-JPG-5407-1476606345.jpg

    Anh Long xin phép chụp ảnh giày của Giám khảo Lộc Vũ và dùng ảnh tìm kiếm trên Sendo.vn. Sau đó anh Long trưng kết quả cho khán giả và qua camera chứng minh với khán giả đầu HN.

  • 14h45

    5K1B FPT IS là nhóm có đông thành viên nhất với 5 người: Nguyễn Văn Khởi, Ngô Trí Phượng, Nguyễn Bá Bình, Trần Quốc Vương và Đặng Đình Thiện. Với giải pháp đào tạo trực tuyến ứng dụng Text to Speech và Fcall, sản phẩm này giúp giảm thiểu công sức khi làm giáo trình trong khóa học.

    5K1B-2503-1476606413.jpg

    Phần trình bày của 5K1B khá dài. 

    Đối với công nghệ Fcall, sản phẩm sẽ sử dụng media streaming cho việc tổ chức các hội thảo và lớp học trực tuyến. Các học viên có thể học và tương tác trực tiếp với giáo viên qua lớp học ảo.

    Phần trình bày của nhóm hơi dài và có phần lúng túng. Tuy nhiên, sản phẩm này nhận được sự quan tâm của Giám đốc FPT Venture Trần Hữu Đức về hệ thống sử dụng.

  • 14h38

    T2S của phòng Phát triển Phần mềm, Truyền hình FPT (thuộc FPT Telecom) với ba thành viên Đào Duy Linh, Nguyễn Trung Kiên và Nguyễn Văn Dương, dự thi bằng ứng dụng đọc báo trên thiết bị giải mã truyền hình. “Điểm nhấn của sản phẩm là thay đổi cách tiếp nhận thông tin của độc giả. Cả gia đình cùng đoàn tụ bên nhau bên mâm cơm chiều và có thể mở Truyền hình FPT để nghe ứng dụng đọc những bài báo yêu thích".

    DSC-7301-JPG-7558-1476604337.jpg

    Anh Linh demo ứng dụng bằng bài Góc nhìn Ai gây lụt của VnExpress.

    Theo anh Linh, ứng dụng sử dụng API của VnExpress và API Text to Speech của FPT HO để phát triển ứng dụng VnExpress có chức năng đọc báo trên thiết bị giải mã Truyền hình FPT.

    DSC-7303-JPG-8501-1476604507.jpg

    Giám khảo Nguyễn Phương Hoàng đặt câu hỏi về các công nghệ của ứng dụng. Trong khi đó, CTO Lê Hồng Việt hỏi thêm về thời gian sản phẩm có thể tung ra thị trường. "Nếu được tạo điều kiện xây dựng, nhóm có thể hoàn thiện sản phẩm để tung ra ngay trong thời gian sớm nhất", anh Linh khẳng định.

  • 14h30

    Nhóm Tete (FPT Software) với  ứng dụng đọc truyện cổ tích trên di động dành cho trẻ em. Nhiều câu chuyện cổ tích dị bản, có ảnh hưởng không tốt đối với trẻ em chính là khởi nguồn để nhóm hình thành ý tưởng về sản phẩm này.

    Tete-8214-1476604320.jpg

    Ý tưởng của Tete dành cho các gia đình có con nhỏ.

    Dương Đình Thiện, thành viên của nhóm kỳ vọng, sản phẩm có thể phát triển thành một mạng xã hội, theo đó, người dùng có thể thay đổi nội dung cho phù hợp với thời thế cũng như sự nhận biết xã hội. Ưu điểm của sản phẩm là tính tức thì, nghe lại ngay sau khi câu chuyện vừa sửa đổi xong.

    Bản chất ứng dụng này là công cụ đọc truyện cổ tích, và mỗi gia đình có thể tự sang tạo ra một câu chuyện cổ tích riêng. Nhận xét về sản phẩm này, anh Lộc Vũ cho rằng, sản phẩm này chưa thực sự tạo sự khác biệt so với các ứng dụng hiện có trên thị trường. 

    DSC-7292-JPG-8696-1476604834.jpg

    Giám khảo Lộc Vũ đặt câu hỏi về ứng dụng của Tete.

    Phản biện nhận xét của anh Vũ, Tete nhấn mạnh về tính năng đặc biệt là viết lại câu chuyện tùy biến theo từng nhà và ngay tức thì.

  • 14h12

    NoName với ba thành viên: Vũ Thái Bình, Nguyễn Anh Tuấn và Lê Ngọc Thạch tham gia dây dựng cộng đồng bán lẻ online các mặt hàng thiết yếu (như sữa, gạo, nước,...) để cạnh tranh với các siêu thị 24h, Vinmart. "Liên kết các tiệm tạp hoá với nhau và hướng đến người Việt dùng hàng Việt", đại diện NoName cho hay.

    DSC-7296-JPG-7404-1476602366.jpg

    Đội NoName.

    Đại diện FPT Telecom sử dụng API for seller và Fcall (của FPT Telecom).

    Theo đại diện NoName, ứng dụng hướng đến người mua là các gia đình và định hướng là xây dựng hệ sinh thái. NoName tiết lộ, ứng dụng của đội Impossible đã gợi ý cho nhóm cách xử lý hình ảnh tốt. 'Người bán đang thụ động, chúng tôi muốn thay đổi để họ chủ động hơn trong kinh doanh".

    DSC-7290-JPG-2434-1476603134.jpg

    Các thành viên tham gia Hackathon chăm chú theo dõi đội bạn.

  • 14h00

    Xuất phát từ ý tưởng định hướng nghề nghiệp của các bạn trẻ chưa tốt. Hai thành viên FPT.AI là Nguyễn Đăng Minh và Ngô Quốc Hùng muốn làm bot hỗ trợ ĐH FPT tư vấn tuyển sinh đại học chạy trên nền tảng Facebook Messenger, sử dụng trí tuệ nhân tạo, công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên và các API.

    FPT-AI-8839-1476602526.jpg

    Hai thành viên Nguyễn Minh Đăng và Ngô Quốc Hùng với ý tưởng giúp chatbot, giúp ĐH FPT trong việc tuyển sinh.

  • 13h35

    Impossible từ FPT Software là đội ít thành viên gồm Võ Hồng Linh (trái) và đồng đội Vũ Đăng Đạt.

    DSC-7280-JPG-8059-1476600684.jpg

    Phần mềm đọc cho người dùng biết có một vận động viên quần vợt trên ảnh. Sau đó giám khảo Phương Hoàng đề nghị chụp khán giả, phần mềm đọc ra có một nhóm người đang ngồi trong khán phòng.

    Đề tài của đội là ứng dụng hỗ trợ khả năng "seeing" cho người khiếm thị với một số tính năng chính: mô tả hình ảnh xung quanh cho người khiếm thị, dựa vào danh sách, hình ảnh bạn bè trên Facebook cũng như dữ liệu training, giúp người mù nhận biết được những người xung quanh là người lạ hay người quen, cụ thể là ai trong friend list của mình; nhận diện cảm xúc người xung quanh.

    DSC-7289-JPG-3304-1476601317.jpg

    Hai thành viên đội Impossible trao đổi trực tiếp với Ban giám khảo đầu Hà Nội qua Truyền hình FPT.

    "Ý tưởng tốt, bằng chứng là các khán giả vỗ tay nhiệt liệt", Giám đốc Quỹ đầu tư FPT, chia sẻ. Đánh giá cao ý tưởng, các giám khảo đã đề xuất nhiều phương hướng cho đội. "Chúng tôi dự định sử dụng trên Facebook để người khiếm thị có thể đọc bảng tin và bình luận cho người dùng, đại diện Impossible cho hay.

    Giam-khao-1811-1476600844.jpg

    Giám khảo chăm chú theo dõi.

  • 13h20

    Đội HF&FF từ FPT HO với hai thành viên Bùi Hồng Sơn và Nguyễn Hồng Phương với đề tài Hệ thống hỗ trợ thông tin du lịch là nhóm đầu tiên tranh tài. Các đội thi đầu HN sẽ trình bày số lẻ (1, 3, 5...), trong khi đầu Sài Gòn sẽ là số chẵn (2, 4, 6...).

    Sản phẩn của đội là hệ thống hỗ trợ du lịch, cung cấp thông tin về địa điểm, và hiện vật dựa trên location, ảnh, góc chụp ảnh hoặc QRCode. Kết quả sẽ được thông báo với người dùng thông tin thu thập được qua TTS của Open API.

    Theo Giám đốc Công nghệ FPT Online Nguyễn Lộc Vũ, sản phẩm này về mặt công nghệ thì khả thi, nhưng nội dung có vẻ không mới. Nếu muốn ứng dụng phải mở rộng thêm nội dung mới lạ hơn: như cho người dùng trải nghiệm trước địa điểm du lịch bằng hình ảnh.

    hf-5390-1476599653.jpg

    HF&GG

  • 13h15

    "FPT Hackathon như là nơi ươm mầm ý tưởng của các lập trình viên FPT. Đây là nơi các đồng nghiệp có thể gặp gỡ, trao đổi và xây dựng sản phẩm", anh Lê Hồng Việt, CTO FPT, phát biểu khai mạc. "Chúng tôi kỳ vọng Hackathon mùa đầu tiên sẽ chọn được 1-2 sản phẩm để tung ra thị trường".

    Anh-Viet-1-7439-1476601085.jpg

    Giám đốc Công nghệ Lê Hồng Việt bày tỏ mong muốn sẽ có 1-2 sản phẩm được thương mại hóa sau cuộc thi này.

    FPT Hackathon cũng công bố barem chấm điểm vòng chung kết gồm: Ý tưởng tốt có tính sáng tạo và đột phá (20%); mức độ hoàn thiện và thân thiện của sản phẩm bao gồm code + demo (50%); tính ứng dụng vào thực tiễn (15%); khuyến khích ứng dụng API có sẵn (10%); và 5% dành cho teamwork, thái độ làm việc.

  • 13h10

    Ban tổ chức giới thiệu thành phần Ban giám khảo, những người cầm cân nảy mực của FPT Hackathon gồm: Ban giám khảo tham gia chấm điểm các ý tưởng Hackathon 2016 gồm: Chủ tịch HĐQT Tổ hợp Giáo dục Topica Phạm Minh Tuấn, Giám đốc Công nghệ FPT Lê Hồng Việt, Giám đốc Công nghệ FPT Online Nguyễn Lộc Vũ, PTGĐ kiêm GĐ Công nghệ Sendo Nguyễn Phương Hoàng và GĐ Quỹ đầu tư FPT Trần Hữu Đức.

    DSC-7270-JPG-3191-1476598883.jpg

    Hai giám khảo đầu Sài Gòn là anh Lộc Vũ (trái) và anh Phương Hoàng (giữa). Tham dự chương trình có ảnh Đinh Lê Đạt (phải), đồng sáng lập kiêm CEO ANTS.

  • 13h00

    Sau một đêm trắng code, các đội đã sẵn sàng cho phần demo sản phẩm.

    Phần demo của các đội tại đầu TP HCM.

    Giám đốc Công nghệ Lê Hồng Việt cho biết: "Tôi rất vui nếu có nhiều hơn 1-2 sản phẩm ra thị trường". Anh cũng mong muốn qua sự kiện này đem công nghệ của FPT ra ngoài. Đồng thời mong cộng đồng đóng góp cho FPT.

    Phần trực tiếp demo của các đội tại đầu Hà Nội.

FPT Hackathon là cuộc thi lập trình cho dân công nghệ lần đầu tiên được FPT tổ chức với đối tượng tham gia là lập trình viên, đội ngũ cán bộ công nghệ FPT, sinh viên tài năng FPT, những người yêu thích công nghệ. Các đội lập nhóm tối thiểu 2 thành viên và tối đa 5 thành viên.

Cơ cấu giải thưởng cuộc thi gồm: Giải Nhất trị giá 40 triệu đồng. Ban tổ chức cũng trao 5 giải thưởng cho 5 ý tưởng triển vọng. Trị giá mỗi giải thưởng bao gồm một FPT Playbox và 2 account VIP Fshare sử dụng trong một năm. Ý tưởng hay nhất sử dụng API qua OpenFPT và ý tưởng hay nhất sử dụng API CyRadar cũng sẽ nhận được 5 triệu đồng/giải.

Ý kiến

()