Chúng ta

FPT Software lần đầu sở hữu 67 chứng chỉ Automation Anywhere

Thứ bảy, 5/1/2019 | 10:59 GMT+7

67 kỹ sư của FPT Software đã đạt được chứng chỉ Automation Anywhere (tự động hóa ở mọi nơi) để chuẩn bị cho một dự án lớn của nhà Phần mềm về RPA (Robotic Process Automation) trong thời gian tới.

Để có thể tham gia một dự án về RPA (tự động hóa) cho một tập đoàn lớn của Nhật, FPT Software cần có tối thiểu 50 chứng chỉ Automation Anywhere. Chỉ trong 3 tuần, 67 CBNV đến từ hai đơn vị DPS và FSS.SIS đều vượt qua 4 khóa kiểm tra chuyên môn tự động hóa và nhận được chứng chỉ này.

Anh Vũ Hồng Chiên, Phó giám đốc FSS, cho biết, 67 chứng chỉ này là để chuẩn bị cho trận đánh lớn nhất về RPA trong năm 2019. Trong trận đánh này, DPS cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tư vấn, triển khai và chuyển đổi (Migration)...

Untitled-design-35-9477-1546652457.png

Chứng chỉ Automation Anywhere khẳng định năng lực làm tự động hóa của FPT Software. Ảnh: Besanttechnologies.

Chia sẻ về vai trò của 67 chứng chỉ mà các kỹ sư nhà Phần mềm đạt được, anh Vũ Văn Trung (FSS.SIS) cho hay: "Có được 67 chứng chỉ này giúp khẳng định năng lực làm về Automation Anywhere của FPT Software. Từ đây, FPT Software chính thức đánh dấu trên bản đồ IT về công nghệ tự động hóa cho khách hàng".

Ttrong thời gian tới, đơn vị FSS sẽ triển khai thêm nhiều dự án mới về RPA trong và ngoài tập đoàn. "Lợi thế của chúng tôi là đã và đang làm về tự động hóa. Đây cũng là mũi nhọn của đơn vị thời gian tới. 67 chứng chỉ Automation Anywhere sẽ là bước đệm tốt cho những dự án sau này", anh Trung chia sẻ.

RPA (Robotic Process Automation) là một hệ thống giúp tự động hoá các quy trình, nghiệp vụ trong một doanh nghiệp. Từ đó, giúp doanh nghiệp nâng cao được năng suất lao động, giảm các chi phí nhân công, con người có cơ hội làm những việc có giá trị hơn. Trong tương lai, RPA còn có thể giúp doanh nghiệp ra quyết định về mặt kinh doanh.

Tầm nhìn đến năm 2020, nền tảng về RPA của FPT Software sẽ đủ mức độ trưởng thành và tích hợp sâu với AI (trí tuệ nhân tạo), ví dụ như tích hợp với OCR, chatbot để xử lý ảnh, chat và thu thập thông tin, sau đó chuyển dữ liệu cho robot xử lý. RPA lúc đó sẽ thiên về xử lý dữ liệu phi cấu trúc (unstructured data), hiện tại thì tập trung xử lý dữ liệu có cấu trúc (structured data). Ngoài ra, RPA còn hướng tới việc tích hợp trợ lý ảo (virtual assistant) với ý nghĩa không chỉ xử lý các quy trình mà còn có thể dự đoán, ra quyết định hoặc đưa lời khuyên cho người dùng.

Automation Anywhere là một nhà phát triển phần mềm tự động hóa quá trình robot được thành lập năm 2003 có trụ sở tại Mỹ. Sản phẩm của công ty, Automatic Anywhere Enterprise, phục vụ cho các doanh nghiệp đang tìm cách triển khai lực lượng lao động kỹ thuật số bao gồm các bot phần mềm hoàn thành quy trình kinh doanh từ đầu đến cuối.

>> Forbes bật mí 10 xu hướng chuyển đổi số năm 2019

Diệu Anh

Ý kiến

()