Chúng ta

Đại học Công nghệ vô địch Cuộc đua số

Thứ năm, 17/5/2018 | 21:12 GMT+7

UET Fastest từ ĐH Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) vượt qua Winwin Spiral của ĐH FPT giành ngôi vị cao nhất chung kết Cuộc đua số, diễn ra tối ngày 17/5 tại Nhà thi đấu quận Tây Hồ, Hà Nội.

Đây là vòng thi quyết định nhằm chọn ra đội Vô địch với phần thưởng là 450 triệu đồng, trong đó có chuyến tham quan và trải nghiệm trong vòng một tuần tại Nhật Bản, được FPT Software tuyển thẳng vào làm theo lĩnh vực mà cá nhân mong muốn.

8h30, trước khi các đội bước vào tranh tài, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình đã chia sẻ về chủ đề Xe tự hành trong Cuộc đua số 2017-2018. Theo anh Bình, 90% giá trị của ôtô tương lai là phần mềm. "Vậy Việt Nam ở đâu trong xu hướng đó, trong ngành công nghiệp mới này?", người đứng đầu nhà F đặt câu hỏi trước khi tự giải đáp: "Chúng ta có thể có hàng triệu người tham gia ngành công nghiệp ô tô tương lai. Tối nay có đội đạt giải đội không, nhưng các bạn đều thành công bởi đã bước thêm một bước chân nữa vào ngành ô tô tương lai".

Trong khi đó, ông Bùi Thế Duy, Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ, cũng đánh giá cao về ý tưởng của cuộc thi. "Cuộc đua số với chủ đề xe tự hành đòi hỏi cao về công nghệ, nhưng sinh viên cho thấy các em tiếp cận công nghệ mới rất nhanh".

BIN-9679-JPG-4837-1526567256.jpg

Hơn 1.000 khán giả đang xem trực tiếp từ nhà thi đấu Tây Hồ, Hà Nội.

8h40, 8 đội bước ra sân khấu chào khán giả. Hành trình 7 tháng sơ khảo và 2 vòng bán kết, 8 đội tuyển xuất sắc đã trải qua một quá trình rất nhiều cam go, nhiều thử thách để đến với vòng chung kết, gồm: Winwin Spiral - ĐH FPT Hà Nội, Prototype - ĐH FPT Hà Nội, UET Fastest - ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội, MTA_Race4Fun - Học viện Kỹ thuật Quân sự, DUT Stark - ĐH Bách Khoa Đà Nẵng, NII - ĐH Bách khoa Đà Nẵng, BK PIF - ĐHBách khoa TP HCM, Sophia - Đại học Công nghệ Thông tin TP HCM.

9h, lượt đua đầu tiên bắt đầu. Theo thể lệ, trong 3 phút, các đội cho xe chạy theo lộ trình trên đường đua, tránh vật cản, nhận diện biển báo, dừng trước biển Stop. Thứ hạng các đội sẽ tính theo thời gian hoàn thành phần thi.

ợt 1: NII (ĐH Bách khoa Đà Nẵng) và BK PIF (ĐH Bách khoa TP HCM)

Hai đội đều khởi đầu không thành công khi xe của NII lao ra khỏi đường đua trong khi xe của BK PIF va vào vật cản. Sau 3 phút, không có đội nào hoàn thành được một vòng đua.  

Screen-Shot-2018-05-17-at-9-37-7266-6700
 

Kết quả, đội PIF đi mới đi được đến mốc số 4 sau 19 giây còn NII chỉ tới mốc số 2 trong 4 giây.

Lượt 2: UET Fastest (ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội) cùng MTA_Race4Fun (Học viện Kỹ thuật Quân sự)

Sau vài giây xuất phát chậm, đội HV KTQS đã trở thành đội đầu tiên hoàn thành vòng đua chỉ sau 16 giây. Trong khi ĐH Công nghệ cũng tỏ ra xuất sắc, nhưng với thời gian hoàn thành dài hơn là 31 giây.

Lượt 3: DUT Stark (ĐH Bách khoa Đà Nẵng) và Prototype (ĐH FPT Hà Nội)

Prototype đã nhanh chóng hoàn thành phần thi, trong khi đội Đà Nẵng đi chệch choạc thời gian đầu.

Lượt 4: Winwin Spiral (ĐH FPT Hà Nội) và Sophia (ĐH Công nghệ Thông tin HCM)

Winwin spiral là ứng cử viên cho chức vô địch, tuy nhiên, lúc đầu Winwin Spiral phải khởi động lại. Trong khi đó, Sophia đâm vật cản và đi ra khỏi làn đường. Sophia gặp khó khăn trong việc nhận dạng biển bảo. 

Winwin khởi động nhanh nhưng rẽ nhầm biển, trong khi Sophia vẫn đang ở vạch xuất phát. Kết quả, Winwin hoàn thành được một vòng đua với thời gian 23 giây trong khi đội Sophia mới chỉ ở mốc đầu tiên.

BIN-9614-1-JPG-7113-1526568073.jpg

Cuộc đua số với chủ đề Xe không người lái, diễn ra từ tháng 10/2017 đến tháng 5/2018 do FPT tổ chức, là cuộc thi lập trình công nghệ xe tự hành dành cho tất cả sinh viên đại học. Chương trình được tổ chức ở cả ba khu vực Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM với tổng giá trị giải thưởng hơn 4 tỷ đồng.

Ban tổ chức công bố 4 đội vào lượt thi đấu tiếp theo: UET Fastest, Winwin Spiral, Prototype và MTA_Race4Fun. Hai trong 4 đội giành chiến thắng sẽ thi đầu lượt đầu chung kết cuối cùng.

Thầy Nguyễn Ngọc Tuấn, giáo viên hướng dẫn đội MTA Race4Fun, đánh giá Cuộc đua số là cuộc thi rất bổ ích, không chỉ đối với sinh viên mà cả các kỹ sư công nghệ trong sự phát triển của khoa học công nghệ trong tương lai.

"Cuộc thi là một sân chơi bổ ích cho các em sinh viên đam mê công nghệ. Ở đây có những nhà nghiên cứu trẻ, đầu tư để nghiên cứu về các hệ thống giao thông, vì tôi nghĩ giao thông Việt Nam đang có rất nhiều vấn đề. Cuộc thi đã tạo tiền đề cho chúng ta đi vào nghiên cứu các thiết bị giao thông thông minh, phương tiện thông minh không chỉ là đường bộ, mà tương lai còn là đường thủy, đường sắt…".

9h35, Vòng 2: Thể lệ của vòng hai là trong thời gian 3 phút, xe nào hoàn thành hai vòng đua nhanh nhất sẽ chiến thắng. Các xe vẫn phải nhận diện biển báo, tránh vật cản... Sa hình chỉ được công bố trước trận chung kết một ngày nên các đội có rất ít thời gian để tập luyện trên sa hình mới.

Bán kết 1: MTA Race4FUN đối đầu UET Fastest

UET Fastest của ĐH Công nghệ đã hoàn thành hai đường đua nhanh chóng và là đội đầu tiên vào trận chung kết. Các chàng trai quân đội của đội MTA Race4FUN buồn bã rời đường đua trong tiếc nuối.

21h45, Bán kết 2: Winwin Spiral (ĐH FPT Hà Nội) và Prototype (ĐH FPT Hà Nội)

Cơ duyên đưa hai đội cùng trường ĐH FPT phải loại nhau trong vòng bán kết 2.

“Các bạn sinh viên kể những chiếc xe của tụi em như những em bé, đôi lúc cũng nũng nịu không chịu nghe lời”, MC Lê Anh kể. 

Trên sân, Prototype rất ổn định, có thuật toán về xử lý ảnh khi đi qua vùng cua. "Yếu tố bí mật giữa các đội chơi là mã nguồn mở, và do các bạn nghĩ ra. Đấy là sự khác biệt", bình luận viên tiết lộ.

Prototype đi sai làn đường, Winwin hoàn thành 1 vòng. Khó khăn khi đi vào vùng cỏ, các xe bị mất làn. Sa hình này khó hơn rất nhiều, khi đi vào vùng cỏ thì không có làn và có khúc cua. Sau lần đi sai, Winwin Spiral đã gây bất ngờ khi hoàn thành được hai vòng thi, loại đối thủ được đánh giá rất cao là Prototype.

Lượt đấu chung kết: Winwin Spiral (ĐH FPT Hà Nội) và UET Fastest (ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội)

UET khởi đầu khó khăn trong khi Winwin vô cùng mượt mà. Tuy nhiên, đại diện ĐH FPT kém may mắn khi bị chệch đường vào những giây cuối. Rất nhanh chóng, Fastest đã kết thúc bài thi.

Cuối cùng, đội thi đấu tới từ ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội đã giành chiến thắng chung cuộc trong cuộc tranh tài Cuộc đua số 2017-2018.

DSC-1185-JPG-8901-1526570600.jpg

UET Fastest Vô địch với phần thưởng là 450 triệu đồng, trong đó có chuyến thăm quan và trải nghiệm trong vòng một tuần tại Nhật Bản, được FPT Software tuyển thẳng vào làm theo lĩnh vực mà cá nhân mong muốn.

Kết quả:

Giải Nhất: UET Fastest (ĐH Công nghệ, ĐHQuốc gia Hà Nội)

Giải Nhì: Winwin Spiral (ĐH FPT Hà Nội)

Đồng giải Ba: Prototype (ĐH FPT Hà Nội) và MTA Race4Fun (Học viện Kỹ thuật Quân sự)

Danh sách 8 đội thi tranh tài trong đêm chung kết Cuộc đua số 2017 - 2018:

- Winwin Spiral - ĐH FPT Hà Nội

- Prototype - ĐH FPT Hà Nội

- UET Fastest - ĐH Công nghệ Hà Nội, ĐH Quốc gia Hà Nội

- MTA_Race4Fun - Học viện Kỹ thuật Quân sự

- DUT Stark - ĐH Bách khoa Đà Nẵng

- NII - ĐH Bách khoa Đà Nẵng

- BK PIF - ĐH Bách khoa TP HCM

- Sophia - ĐH Công nghệ Thông tin TP HCM

Phương Nam

Ảnh: Nguyễn Thắng

Ý kiến

()