Chúng ta

Công nghệ phía chân trời

Thứ ba, 31/1/2017 | 09:55 GMT+7

“Các bạn đang đi đúng hướng trong mảng digitalization”, Ali El Abboud, Phó Chủ tịch điều hành của State Street, chia sẻ với ông Trương Gia Bình trong cuộc gặp tại Boston.

Ông Phó Chủ tịch điều hành của State Street đánh giá cao nỗ lực của FPT trong việc sử dụng các công nghệ Big data analytics, Cloud migration/development, Mobility, IoT ứng dụng vào mảng dịch vụ tài chính.

Digital Transformation cùng FPT

Tận dụng các nền tảng công nghệ trên, chiến lược Digitalization của FPT vừa liên tục mang về khách hàng mới, vừa duy trì được quan hệ hợp tác với khách hàng hiện tại. FPT Software đã cùng GE quảng bá hệ sinh thái Predix cho IoT tại Nhật; phát triển phần mềm Customer 360 cho AON với công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên của IBM Watson; và đưa hệ thống CNTT lên nền tảng Azure cho các công ty con của DuPont.

shutterstock-532656127-696x464-6076-1485

Bài viết của tác giả Nguyễn Lâm Phương, nguyên Giám đốc công nghệ FPT, cho TechInsight.

Tuy vậy trong tương lai gần, mảng đảm bảo hạ tầng cho Digitalization sẽ không còn là lợi thế cạnh tranh bởi các phần công việc này sẽ trở thành một phần trong yêu cầu chung của khách hàng. FPT cần đẩy mạnh việc tìm kiếm và chuẩn bị chiếm lĩnh các ngách hẹp trong mảng Digitalization nói chung.

Công nghệ là chìa khoá cho thành công

Theo John Gustav, CTO của GMG Consulting, công nghệ Blockchain sẽ trở thành nền tảng chung cho các ứng dụng phân tán trong tương lai nhờ vào nhiều ưu thế tiềm tàng. Nhiều tổ chức trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đang thử nghiệm công nghệ blockchain cho các bài toán liên quan đến các tác vụ thanh toán, chuyển khoản và nhiều ứng dụng khác dựa trên thuật toán mã hóa đặc thù của công nghệ blockchain. Hiện nay hầu hết các tổ chức tài chính ngân hàng và bảo hiểm mới đang thăm dò thị trường với các ứng dụng thử nghiệm mà chưa có hệ thống blockchain quy mô lớn nào. Trước tình hình này, FPT cần chú ý theo sát công nghệ blockchain để sẵn sàng chiếm chỗ đứng trong tương lai.

Phil Rapatz, Giám đốc cao cấp về Dịch vụ ứng dụng của Halliburton, nói ông luôn theo sát các ứng dụng RPA (Robotic process automation) - tự động hóa quy trình. RPA có thể sử dụng công nghệ chatbot để tự động hóa các tác vụ như hỗ trợ khách hàng, hoặc thuần túy chỉ đảm nhiệm các hoạt động đằng sau như khớp lệnh giữa các tổ chức tài chính. Nếu thành công, RPA sẽ thay thế đội ngũ nhân viên hiện nay bằng phần mềm chạy 24/7, thậm chí trên cloud. Phil cũng chia sẻ rằng ngoài giải pháp công nghệ ông còn quan tâm đến mặt vận hành và cách thức đảm bảo các cam kết dịch vụ.

Tuy không mới nhưng công nghệ chatbot đang lan rộng nhờ các ông lớn như IBM Watson, MS Cortana tung ra các API hữu dụng với giá phải chăng. Nhờ đó các công ty như FPT có thể tham gia cuộc chơi dễ dàng hơn, và thời gian ra thị trường của các giải pháp trên nền tảng chatbot được rút ngắn đáng kể.

Rick Knafelz, Trưởng bộ phận Số hóa của Bank of America, đặc biệt quan tâm đến chatbot trên Facebook và các mạng xã hội khác để bắt chuyện với khách hàng và chuyển tiếp tác vụ hỗ trợ khách hàng đến nhân viên. Theo Jim Grecni – Kiến trúc sư cấp cao của IBM Watson, vai trò đối tác của Watson API cho phép FPT không chỉ phát triển giải pháp và phân phối sản phẩm cloud của Watson mà còn có thể cung cấp phiên bản tiếng Việt hoặc Đông Nam Á theo cách Softbank đang bán Watson API tiếng Nhật.

Hiện đại hóa là tất yếu

UPS cũng rất quan tâm đến năng lực số hóa của FPT nhưng lại có nhu cầu cấp bách ở lĩnh vực hoàn toàn khác: hiện đại hóa hệ thống CNTT. Hầu hết các ứng dụng back-end của UPS được viết bằng COBOL và chạy trên máy mainframe của IBM. Tuy hoạt động ổn định, vận hành mainframe hết sức tốn kém (UPS phải chi trả theo đơn vị MIPS – một triệu phép tính một giây). Vì vậy UPS đang tìm cách chuyển hầu hết các tác vụ này lên nền tảng phổ biến như Windows/Unix hoặc thậm chí lên cloud, để có thể tuân thủ yêu cầu về độ sẵn sàng, khắc phục sự cố (HA/DR) và giảm chi phí nhân lực duy trì các ứng dụng back-end. Theo Michael Morenberg - Kiến trúc sư trưởng của UPS, chỉ cần chuyển được chức năng tìm giá sang Windows/Linux cũng có thể tiết kiệm hàng triệu đô-la mỗi năm.

Còn theo Gail Evans, Giám đốc CNTT của Mercer - công ty tư vấn nhân lực hàng đầu, tất cả các ứng dụng back-end của họ đang chạy trên máy AS/400 và cũng rất cần hiện đại hóa vì lý do tương tự.

Do tính then chốt của các ứng dụng trên mainframe, khách hàng thường tránh viết lại từ đầu bởi các ứng dụng này được phát triển dần dần trong vòng 15-20 năm. Với các quy tắc kinh doanh phức tạp bên trong, việc một nhóm phát triển mới viết lại trên nền tảng khác sẽ rất rủi ro. Re-hosting (chạy ứng dụng cũ trên nền tảng mới) và thiết kế lại từng phần thường an toàn hơn. Trong mảng hiện đại hóa, các nhà cung cấp công cụ như Microfocus hay Dell đóng vai trò rất quan trọng.

Lời kết

FPT không những cần tiếp tục đầu tư phát triển các mảng digitalization trọng yếu như IoT, Big data analytics, Cloud… mà còn phải theo sát các nhu cầu, xu thế công nghệ phát sinh trong tương tác với khách hàng, đối tác và các nhà phân tích. Trong đó có thể có các ngách để khai thác và là công cụ chiếm lĩnh khách hàng mới. Phương pháp luận Lean startup cho phép thăm dò thị trường và nhu cầu khách hàng nhanh chóng với chi phí hợp lý.

>> 10 xu hướng công nghệ 2017 của Gartner

Nguyễn Lâm Phương

Ý kiến

()