Chúng ta

Chủ tịch nhà F ‘thưởng liền tay’ 4 ý tưởng ‘tạo sức mạnh FPT’

Thứ hai, 23/7/2018 | 10:43 GMT+7

Anh Trương Gia Bình vừa thưởng 4 triệu đồng cho các đề xuất cải tiến nổi bật của FPT Retail, FPT IS và Tổ chức Giáo dục.

Theo đó, 4 sáng tạo iDo xuất sắc tháng 7 sẽ cùng nhận giải thưởng 1 triệu đồng/sáng tạo, gồm: FPT Retail (anh Nguyễn Văn Lộc và tập thể FPT Retail HCM), FPT IS (chị Đỗ Thị Thanh Nga) và Tổ chức Giáo dục (Vườn Sáng tạo IoT tại FPT Polytechnic của chị Trần Thị Hương).

“Chúc mừng các bạn với những ý tưởng xuất sắc tạo nên sức mạnh FPT”, Chủ tịch Trương Gia Bình ghi nhận các đề xuất.

Cùng điểm 4 sáng tạo xuất sắc tháng 7 nhận thưởng nóng từ lãnh đạo tập đoàn:

Hiện nay, khi thiết bị của khách hàng trong hệ thống FPT Retail đi bảo hành về, cần ký giấy tờ bản cứng, sau đó nhân viên vào cập nhật trên hệ thống để hoàn tất thủ tục. Quy trình này có thể dẫn tới sai lệch/rủi ro thông tin do nhân viên chưa cập nhật kịp thông tin trên hệ thống. Ví dụ trường hợp khách không sửa nhưng trên hệ thống quản lý (CRM) vẫn hiện phí sửa chữa nên cửa hàng không thao tác trả máy trên hệ thống và phải nhờ điều phối hỗ trợ dẫn đến việc chậm trễ (pending) cũng như tốn công sức của shop và phòng ban chức năng xử lý, anh Nguyễn Văn Lộc (FPT Retail HN) nêu vấn đề.

DSC-9753-JPG-8794-1532315521.jpg

Chủ tịch Trương Gia Bình sẽ rút ví thưởng riêng các ý tưởng xuất sắc của chương trình iDo với giải thưởng là 1 triệu đồng/đề xuất. Ảnh: Hà Dương.

Từ đó, anh Lộc đề xuất quy trình bảo hành bổ sung đối với trường hợp có thể hoàn tất phiếu không phải qua các bước, giúp các công đoạn ngắn gọn hơn. Cụ thể, khách hàng dùng chữ ký điện tử trên app mobile, hệ thống tự động cập nhật thông tin khách hàng và hoàn tất số phiếu bảo hành, nhân viên không cần thêm thao tác nào khác.

Khi ấy, nhân viên khối shop giảm lược thao tác, tránh sai sót rủi ro do con người có thể gây nên. Ngay sau đó, Ban điều hành FPT Retail đã xem xét và quyết định bổ sung quy trình mới theo hướng tinh gọn và thuận tiện hơn, áp dụng từ 1/8.

Trong khi đó, ý tưởng về hệ thống quản lý trưng bày tự động được ghi nhận cho tập thể FPT Retail HCM.

Trước thực trạng, hàng tháng marketing gửi thông tin qua email hướng dẫn cho toàn bộ khối shop về việc trưng bày sản phẩm. Tuy nhiên, việc gửi thông tin này không cố định về thời gian, tần suất và chưa hoàn toàn trực quan khiến đôi khi nhân viên shop bị lỡ email/tin nhắn dẫn đến shop làm thiếu/làm sai.

fpt-shop-giam-gia-cho-thi-sinh-5871-2967

Theo chị Võ Thị Ánh Tuyết, thành viên dự án ''We love - We change'', ý tưởng về hệ thống quản lý trưng bày tự động của FPT Retail được ghi nhận trong sự kiện của FPT Retail HCM nên tập thể này sẽ cùng nhận giải thưởng.

Tập thể FPT Retail HCM đề xuất ý tưởng cần 1 tool quản lý tự động việc trưng bày sản phẩm, chỉ cần 1 nhân sự HO cập nhật trên hệ thống, hệ thống sẽ tự động điều chỉnh vào phương án trưng bày cho từng shop cụ thể, tất cả shop sẽ nhận được thông tin cần làm của riêng shop mình. 

Đại diện dự án ''We love - We change'' nhà Bán lẻ cho rằng ý tưởng giúp giảm nhân lực của khối shop, QA kiểm soát. Tránh được khiếu nại khách hàng về việc sai giá/chương trình khuyến mãi.

Chị Đỗ Thị Thanh Nga, FPT IS QA, nhận định sau mỗi dự án có rất nhiều các thư viện, các chức năng, tool... có thể đóng gói và dùng lại (reuse) cho các dự án/cá nhân khác. Tuy nhiên, việc này mới chỉ áp dụng được ở phạm vi nhỏ mà chưa triển khai được toàn đội sản xuất của nhà Hệ thống do chưa có chính sách/cơ chế cần thiết. 

Từ đó, chị Nga đề xuất ý tưởng xây chính sách thúc đẩy reuse các sản phẩm/cấu phần, các tool cho dự án/khối sản xuất để khuyến khích việc chia sẻ, tham khảo, sử dụng lại các sản phẩm/cấu phần, các tool này nhằm tối ưu chi phí, nguồn lực, tri thức. 

Cụ thể, cứ mỗi chức năng mà các cá nhân (owner) đóng gói (đóng gói, mô tả sản phẩm, hướng dẫn dùng) lại để có thể reuse được, FPT IS sẽ trả một khoản tiền để dùng như kiểu mua lại. Tiếp đó, cứ mỗi dự án dùng lại sẽ được trả 1 khoản tiền (phí sử dụng) cho owner. Nếu người chịu trách nhiệm sáng tạo nâng cấp sản phẩm, đơn vị lại cho vào bộ lọc để đánh giá và trả tiền mua bản nâng cấp.

Theo chị Phạm Thúy Loan, đại diện Ban quản lý sản xuất, thực tế là nhiều dự án đã có những cải tiến, sáng tạo trong một số công việc để có kết quả tốt hơn, chất lượng cao hơn, nguồn lực tốn ít hơn và không chỉ là các thư viện, chức năng. “Ban sẽ xem xét về đề xuất này để có thể đưa ra chính sách, quy trình và cả truyền thông cho việc thu thập, phổ biến và dùng lại các sáng tạo, sản phẩm mà áp dụng được cho các dự án của FPT IS”, chị Loan phản hồi.

Sáng tạo thứ 4 được Chủ tịch FPT Trương Gia Bình trao thưởng là Vườn Sáng tạo IoT tại FPT Polytechnic của chị Trần Thị Hương.

Chị Hương cho rằng, Cao đẳng thực hành FPT đã đào tạo về lập trình IoT từ năm 2018, và hiện tại đã có nhiều sản phẩm IoT, tuy nhiên chưa có môi trường/không gian để trưng bày cho sinh viên, doanh nghiệp tham quan/trải nghiệm. 

Từ đó, chị Hương đề xuất triển khai Vườn Sáng tạo Fpoly gồm các mô hình hoá các sản phẩm IoT đã đạt giải, đầu tư khu vườn ứng dụng IoT… Ý tưởng giúp tạo hiệu ứng marketing hình ảnh cho trường, cập nhật đúng xu hướng thế giới trong việc giảng dạy và đào tạo. Đề xuất nhận được hưởng ứng nhiệt tình của lãnh đạo và cam kết thực hiện xong trước 31/7.

>> FPT sắm siêu máy tính để nghiên cứu trí tuệ nhân tạo

Từ tháng 4, chương trình Đổi mới sáng tạo - iDo được chính thức triển khai tại tất cả công ty thành viên, với mong muốn mỗi CBNV FPT bằng sự tận tụy của mình phát hiện điểm chưa hợp lý trong tổ chức, đóng góp ý kiến để xây dựng tập đoàn ngày càng phát triển.

Năm 2018 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ chương trình iDo, không chỉ CBNV tham gia, tại FPT Education, FPT IS, FPT Software... Ban lãnh đạo bộ phận, lãnh đạo cấp cao... cũng tích cực tham gia, trung bình 2-3 đề xuất mỗi ngày.

Từ 5/2017 đến 31/5/2018, chương trình iDo đã nhận được 2.546 đề xuất, trong đó có 619 cải tiến được xác nhận triển khai (chiếm 25%), 475 Ticket đã được triển khai xong (chiếm 77%). Trong đó, FPT Software là đơn vị có nhiều đề xuất nhất, với 337 Ticket, 52 cải tiến được xác nhận, 75 Ticket cần xử lý, số lượng đề xuất đã đóng chiếm 68%. Sau đó là FPT Telecom với 208 đề xuất, 55 cải tiến được xác nhận, 152 Ticket cần xử lý, 72% Ticket đã đóng.

iDo được triển khai với mục tiêu không chỉ nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng; cải tiến quy trình/thủ tục, rút ngắn thời gian xử lý công việc; Tiết kiệm chi phí trong hoạt động ở tập đoàn và các công ty thành viên mà còn phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo và tăng độ gắn kết của CBNV với công ty.

Mỗi thành viên gửi đề xuất (ticket) và được lãnh đạo đồng ý xử lý sẽ được thưởng 100.000 đồng. Ngoài số tiền thưởng của chương trình, nhiều lãnh đạo nhà F cũng sẵn sàng rút ví để thưởng cho các cá nhân có ticket để “ai ai cũng thuận lợi hơn trong công việc”.

Với việc FPT Online khởi động chương trình iDo mang tên “Find your ideas”, tới nay, 7 công ty thành viên của FPT đều đồng loạt triển khai chương trình đổi mới sáng tạo với các tên gọi riêng.

Cụ thể, FPT Telecom với "Xe cải tiến" trong khi FPT Software là "Post & Tag", FPT Retail là "We love - We change"; FPT Trading có "Post ý tưởng - Chờ nhận thưởng" và FPT IS là "Gom gạch xây nhà".

Tân Phong

Ý kiến

()