Chúng ta

8 AI được phát triển bởi các gã khổng lồ công nghệ

Thứ bảy, 3/12/2016 | 11:05 GMT+7

Người ta khó có thể xác định chính xác hướng đi cho trí tuệ nhân tạo (AI), nhưng chúng đem đến những bước tiến lớn cho các công ty như Google, Facebook và Microsoft. Stephen Hawking và Elon Musk cho rằng, AI sẽ được kiểm soát và chắc chắn là một chủ đề tranh luận sôi nổi. Dưới đây là 8 đại gia công nghệ đang đầu tư vào trí tuệ nhân tạo.

1. Google

1-5520-1480587410.jpg
 

Năm 2014, Google bỏ 400 triệu USD để mua DeepMind, một start-up về AI. Tháng 10/2016, DeepMind ra mắt dự án dùng AI điều khiển hệ thống tàu điện ngầm tại London, Anh. Nature cho biết, chương trình này có thể tính toán quãng đường ngắn nhất giữa các ga, lưu trữ dữ liệu qua mạng liên kết, sử dụng thông tin cũ để xử lý sự cố. Đầu năm 2016, Google từng thông báo mọi người đều có thể sử dụng hệ thống máy móc giáo dục TensorFlow của công ty này. TensorFlow áp dụng công nghệ nhận diện giọng nói và hình ảnh, dựa trên cách thức làm việc của bộ não con người.

2. Facebook

2-7881-1480587410.jpg
 

Theo The Next Web, Facebook sẽ dùng ứng dụng iOS để giúp người mù có thể "nhìn thấy" ảnh hiển thị. Ứng dụng Facebook sử dụng mạng lưới trung gian để miêu tả hình ảnh, ví dụ: "ba người phụ nữ đang mỉm cười, nâng ly champagne". Một số báo cáo cho biết Facebook đang sử dụng AI để xây dựng bản đồ mật độ dân số và lượng truy cập Internet toàn cầu. Nghiên cứu lưu trữ 350 TB phân tích 20 quốc gia với tổng diện tích lên tới 21,6 triệu km2, giúp Facebook đưa Internet tới những vùng đất xa xôi trên thế giới.

Facebook không phải tay mơ trong cuộc đua phát triển AI khi ra mắt công nghệ nhận diện khuôn mặt vào năm 2010 hay đầu tư phòng nghiên cứu AI hồi 2013. Ông lớn này đang sử dụng phương pháp deep learning để phân tích hành vi người dùng, từ đó cá nhân hoá người dùng - sắp xếp timeline hiển thị những thứ họ quan tâm nhiều hơn.

3. Apple

3-3239-1480587410.jpg
 

Đầu năm 2016, Apple ra start-up Emotient dù chưa rõ mục đích của chương trình này. Nhiều báo cáo dự đoán Apple sẽ tập trung vào công nghệ nhận diện khuôn mặt và phản ứng của khách hàng đối với các chương trình quảng cáo. Năm 2015, Apple mua Vocal IQ, một công ty nghiên cứu AI tại Anh, để phát triển Siri. Trước đó công ty này đã phát triển phần mềm điều khiển xe hơi bằng giọng nói cho General Motors, hứa hẹn mở ra một thời đại phát triển AI trên nền tảng Internet of Things - vạn vật kết nối Internet. 

4. Microsoft

4-5634-1480587410.jpg
 

Dự án Oxford của Microsoft hướng đến phát triển những chương trình nhận diện khuôn mặt, cảm xúc và giọng nói (API). Tập đoàn này từng công bố họ đã phát triển thiết bị nhận diện cảm xúc dựa vào biểu cảm trên mặt của người dùng. Chương trình này sẽ chỉnh sửa ảnh sau khi phân tích cảm xúc của con người.

5. IBM

5-8580-1480587410.jpg
 

Nổi tiếng với hệ thống Watson (một hệ thống máy tính có khả năng trả lời những câu hỏi được đưa ra bằng các ngôn ngữ tự nhiên), mục tiêu của IBM là sử dụng máy tính để giải thích ý nghĩa của hình ảnh, video, chữ và giọng nói. Năm 2011, Watson đã giành chiến thắng trong chương trình giải đáp Jeopardy trên truyền hình Mỹ, đánh bại các đối thủ (là người bình thường). Hơn thế nữa, IBM đã sử dụng chip xử lý đồ họa Nvidia cho Watson, giúp nó phản hồi nhanh gấp 1,7 lần so với bình thường.

IBM cũng đang phát triển một phần mềm trợ giảng có chức năng lên giáo án dựa vào những tài liệu được cung cấp. Nó sẽ được thử nghiệm lần đầu tiên tại thành phố New York vào năm sau.

6. Skype

6-7853-1480587410.jpg
 

Công ty thuộc sở hữu của Microsoft này đang phát triển một AI có tính năng dịch trực tiếp 6 thứ tiếng (sẽ nhiều hơn trong tương lai) phổ biến ngay khi bạn đang trò chuyện với những người có thể không nói cùng ngôn ngữ với bạn. Hệ thống dịch này sẽ nhận dạng giọng nói của người dùng và chuyển đổi nó thành một văn bản bằng chữ khi bạn đang nói.

7. Saleforce.com

7-7281-1480587410.jpg
 

Vào tháng 4/2016, Saleforce.com đã mua lại MetaMind, một công ty khởi nghiệp về AI chuyên về học sâu (deep-learning). CEO của Saleforce.com Richard Socher chia sẻ một bài đăng trên blog của mình: “Với sự kết hợp của MetaMind và Saleforce.com, chúng tôi sẽ có thể cung cấp cho khách hàng một giải pháp AI thực tế với những khả năng đột phá mới tự động hóa và cá nhân hóa việc hỗ trợ khách hàng, marketing tự động và những quy trình kinh doanh khác”.

Trước đây, MetaMind đã phát triển một hệ thống độc quyền hoạt động trên một bộ nhớ tạm thời có thể trả lời các câu hỏi bằng ngôn ngữ tự nhiên. Ví dụ, khi được cung cấp một văn bản bằng chữ, hệ thống MetaMind có khả năng trả lời những câu hỏi như “cảm nhận về tổng thể văn bản là gì?”.

8. Shell

8-9214-1480587410.jpg
 

Không phải là một công ty công nghệ truyền thống nhưng Shell cũng đang có kế hoạch thử nghiệm một trợ lý ảo có khả năng trả lời trực tuyến các câu hỏi của khách hàng không ngừng nghỉ. 

Đức Anh (theo Techworld)

Ý kiến

()