Chúng ta

10 điều khủng khiếp khi làm việc tại Facebook

Thứ ba, 28/7/2015 | 10:48 GMT+7

Môi trường làm việc ở Facebook không hề đơn giản và thoải mái như nhiều người vẫn nghĩ. Và những điều này được nhân viên hiện tại và "người cũ" lập ra nhiều chủ đề trên diễn đàn Quora để “giãi bày” tâm tư khi làm việc tại mạng xã hội.

Facebook được coi là một trong những nơi tốt nhất để làm việc trong ngành công nghiệp công nghệ cao. Thực tập sinh tại công ty có thu nhập cao, tới 25.000 USD/năm. Con số này còn cao hơn nhiều nhân viên chính thức ở các công ty khác. Và điều thú vị nhất là trang Glassdoor đã bình chọn Facebook là công ty số một để làm việc.

Không tệ, phải không?

Không thực sự như vậy. Dưới đây là những trải nghiệm mà một số nhân viên đã và đang làm việc tại Facebook phải đối diện thổ lộ trên diễn đàn mở Quora về những điều họ không thích khi làm việc tại đây.

1. Sáu tuần trong một năm, luôn sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ 24/7

Trong khoảng thời gian sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ 24/7, các kỹ sư có trách nhiệm giữ các dịch vụ luôn hoạt động dù có bất cứ chuyện gì xảy ra.

f1-5401-1437985189.jpg

Văn phòng của Facebook theo xu hướng mở và giữa các nhân viên không có vách ngăn.

"Trong khoảng 6 tuần đó, tôi không rời khỏi thành phố vào cuối tuần; đặc biệt là phải chắc chắn rằng không có một sự quá chén nào và quan trọng nhất, luôn mang theo điện thoại và ngay lập tức đáp ứng nhiệm vụ 24/7, kể cả việc phải để chuông reo ngay trên đầu giường", kỹ sư Keith Adams của Facebook tâm sự.

2. Ở Facebook không có các bức tường

Tại hầu hết các công ty, luôn có một bức tường giữa các cá nhân làm việc để tạo một không gian làm việc chuyên nghiệp. Nhưng văn hóa của Facebook ngầm khuyến khích nhân viên "được là chính mình, và đa số các quản lý ít tập trung vào việc tạo ra một đội ngũ”.

3. Đề cao cá nhân

Câu thần chú “hãy tạo nên ấn tượng” tại Facebook khiến toàn bộ nhân lực trong công ty chủ yếu tập trung vào thành tích cá nhân, không phải trên sự thành công của các đội như một tập thể, một cựu nhân viên của Facebook cho biết.

"Tạo động lực cho số đông không được người quản lý lưu tâm. Điều này nhấn mạnh vào việc người quản lý cũng là một đóng góp cá nhân. Thực tế là bạn có những người để báo cáo nhưng dường như chỉ là để cho có, chứ không phải là trách nhiệm chính của bạn", nhân viên này nói. “Đa số các nhà lãnh đạo quá tập trung vào bản thân, những gì thuộc về chính trị và việc ai thích ai. Họ ít thời gian tập trung vào nhân viên".

4. Không có cơ sở hạ tầng thực sự

Mạng xã hội phát triển quá nhanh dẫn đến đội ngũ nhân viên ngày một đông đảo hơn, kéo theo nhiều vấn đề về cơ sở hạ tầng cũng như quản lý nhân lực. Việc cố gắng tìm ra cách để làm những điều thú vị với một đội ngũ 4.000 người khó khăn hơn nhiều so với thực hiện chúng với một công ty chỉ 500 người. "Chúng tôi đang phát triển quá nhanh và chưa bao giờ nhấn mạnh vào tổ chức, hài lòng hay sự ổn định".

5. Công ty lớn nhưng vẫn xử sự như một thanh niên mới lớn

Một cựu nhân viên nói rằng mặc dù Facebook là hãng công nghệ lớn với tầm ảnh hưởng sâu rộng nhưng nó vẫn cố gắng hành động như một khởi nghiệp trẻ. "Trường hợp này giống như bộ phim Adam Sandler, nơi ông già nhưng muốn hành động như một thiếu niên".

6. CEO và COO áp đặt "quan điểm đạo đức cao”

Đề cập đến người sáng lập Facebook kiêm Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg và COO Sheryl Sandberg, một nhân viên phàn nàn rằng cả hai dành quá nhiều thời gian vào "hoạt động ngoại khóa" và sao chép đối thủ cạnh tranh, ví dụ Poke rất giống với Snapchat.

7. Nơi làm việc rất khủng khiếp

"Tại Facebook, bạn ở trong căn phòng lớn với nhiều chiếc bàn kiểu dã ngoại xếp thành hàng cùng những người ngồi sát vai nhau trong khoảng cách 16 cm và không có sự riêng tư. Đó là cách bạn giữ gia súc trong chuồng, chứ không phải tài năng chất lượng cao với thu nhập đến sáu con số", một cựu nhân viên của Facebook bức xúc.

8. Các quyết định được thực hiện bởi thực tập sinh

Philip Su, một kỹ sư phần mềm tại Facebook, đăng bài "Mười điều tôi ghét khi làm việc tại Facebook" trên blog cá nhân của mình năm ngoái viết: “Tôi từng chứng kiến những quyết định được đưa ra bởi một kỹ sư duy nhất hoặc một kỹ sư và một nhà thiết kế sau khi ăn trưa với nhau. Những quyết định này được đưa ra mà không hề có sự trao đổi với người quản lý. Kiểu tự quyết này thể hiện sự thiếu hiểu biết về cung cách làm việc chuẩn mực tại công sở”.

the-wall-does-not-exist-at-fac-2889-6451

Người vợ của một cựu nhân viên Facebook cho biết cô thường xuyên nhận được nhiều lời phàn nàn về ứng dụng này từ phía bạn bè, gia đình chỉ bởi vì anh ấy làm tại công ty này. Cô nói: “Có chồng làm Facebook nên mọi người thường xuyên hỏi tôi về các cài đặt quyền riêng tư trên mạng xã hội này chỉ vì tôi đã lấy một người chồng làm ở Facebook nên tôi phải biết”.

Thông tin này của Su cho chúng ta một cái nhìn thú vị về những hoạt động bên trong của Facebook. Tất nhiên, Su thừa nhận chính chính sách này đã tạo ra sự năng động và giúp công việc trở nên thú vị. "Nếu không có những điều này, công việc chỉ là code (lập trình), code, và code. Gửi, gửi và gửi. Tôi cảm thấy mệt mỏi khi nghĩ về nó".

9. Bạn không bao giờ thực sự rời bỏ công việc, kể cả khi đang đi nghỉ

Sunayana Sen, người đã làm việc cho Facebook Ấn Độ, nói rằng, ngay cả khi bạn không phải làm việc, bạn cũng liên tục nhận được tín hiệu về nó. "Kể từ khi Facebook có các nhóm cho mỗi đội/dự án, thông báo gửi đến liên tục không ngừng và bạn không bao giờ thực sự rời bỏ công việc. Kể cả khi bạn đang đi nghỉ", Sen nói.

10. Một ngày bạn có thể nhận được 1.600 đoạn tin nhắn trao đổi

Một cựu nhân viên Facebook có tên là Thomas Moore cho biết anh từng nhận được 1.600 đoạn trao đổi nội bộ mỗi ngày. Moore ao ước quay về thời mà mọi người còn chưa biết Facebook là gì.

>> Robot của FPT thu hơn trăm triệu từ thị trường quốc tế

Thanh Mai (theo Times of India)

Ý kiến

()