Chúng ta

Chuyên gia tâm lý ở FPT 'phố núi'

Thứ sáu, 14/4/2017 | 15:35 GMT+7

Có lần vào tối muộn, chị Nguyễn Thị Huyên nhận được điện thoại của một học sinh từ Gia Lai đến Đăk Lăk nhập học và nhờ chị chỉ đường. Dù đang chăm con nhỏ, nhà khá xa nhưng chị vẫn đi xe đến đón rồi chạy lòng vòng qua các cung đường để tìm phòng trọ giúp. Chính những việc làm chân thành và nhiệt tình đó, giai thoại về chị Huyên “tâm lý” ở FPT Polytechnic Tây Nguyên xuất hiện.

Đam mê nghề nhà giáo từ khi còn là một học sinh THCS, nữ sinh tên Huyên ngày nào bước đầu hoàn thành tâm nguyện khi trúng tuyển trường Cao đẳng Sư phạm Đăk Lăk. Nhưng "nghề chọn người", nên sau khi tốt nghiệp chị đã đầu quân về VNPT Đăk Lăk thay vì đi theo nghiệp giảng dạy.

17806757-10212132988582617-201-1493-1789

Được đào tạo môi trường sư phạm và kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chị Huyên là điểm tựa vững chắc cho bao thế hệ sinh viên cũng như đồng nghiệp ở FPT Polytechnic Tây Nguyên.

Dù có công việc và mức lương ổn đinh, nhưng khi nghe tin FPT Polytechnic mở cơ sở tại Tây Nguyên vào năm 2012, "máu" làm giáo dục lại một lần nữa trỗi dậy khiến chị quyết định từ bỏ tất cả để làm lại. Sở hữu một chất giọng nhẹ nhàng, nghiệp vụ sư phạm tốt cộng với kinh nghiệm sống phong phú nên dường như môi trường FPT không khiến chị gặp khó khăn. Chị nhanh chóng trở thành chỗ dựa vững chắc cho nhiều lứa sinh viên, thậm chí đồng nghiệp mỗi khi họ gặp vấn đề.

Đảm nhiệm vai trò tuyển sinh từ những ngày đầu nhà trường thành lập, chị chính là "cây đại thụ" gắn liền với sự thành công của FPT "phố núi" lẫn các sinh viên. "Tôi rất vui vì được làm việc trong môi trường năng động, dân chủ như FPT. Đối với nhân viên tư vấn, tôi cần phải mềm mỏng, kiên trì, làm hết sức những gì có thể nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho sinh viên", chị chia sẻ.

Đặc thù công việc tư vấn tuyển sinh nên chị gần như tiếp xúc với rất nhiều hoàn cảnh khác nhau. Là cầu nối quan trọng, chị phải giúp học sinh có cái nhìn toàn cảnh về xu hướng giáo dục và quyết định lựa chọn đúng ngành nghề tương lai. Điển hình là trường hợp Nguyễn Văn Hải, sinh 1991. Dù đã tốt nghiệp trung cấp và đi làm, nhưng Hải vẫn muốn học hỏi thêm. Do lớn tuổi, kinh tế gia đình khó khăn nên bản thân cậu phân vân mức học phí. Sau nhiều lần được tư vấn, Hải quyết định nhập học. Hải tâm sự: "Chị hiền lành lại tâm lý nên sinh viên chúng em hay trò chuyện để lắng nghe lời khuyên. Mỗi lần như vậy, em thường xuyên nhận được lời động viên từ chị Huyên. Dù tốt nghiệp đi làm nhưng khi có vấn đề khó xử, em vẫn hay trò chuyện với chị".

MG-0431-7588-1492141018.jpg

Các thế hệ sinh viên dù đã ra trường hay còn học vẫn luôn dành sự kính trọng và mến yêu dành cho chị Huyên. 

"Bây giờ em ấy đã tốt nghiệp nhưng Hải luôn nói rằng “em học được rất nhiều thứ và cũng đã làm được rất nhiều nhờ ngôi trường FPT. Nhìn Hải, tôi cảm thấy hạnh phúc và tự tin về nghề mình đang gắn bó", chị bày tỏ.

Đôi lúc công việc bận rộn nhưng để giúp những sinh viên gặp khó khăn, chị Huyên thường tranh thủ những lúc rãnh để trò chuyện, thậm chí vào đêm khuya. Có lần vào tối muộn, chị nhận được điện thoại của một học sinh từ Gia Lai đến Đăk Lăk nhập học và nhờ chị chỉ đường. Dù đang chăm con nhỏ, nhà khá xa nhưng chị vẫn đi xe đến đón sinh viên rồi chạy lòng vòng qua các cung đường để tìm phòng trọ giúp.

Chính những việc làm chân thành và nhiệt tình, giai thoại về chị Huyên “tâm lý” ở FPT Polytechnic Tây Nguyên được hình thành từ đó. Không chỉ có sinh viên, những đồng nghiệp ở trường cũng xem chị là nhà tư vấn tâm lý thực thụ. Khi nhắc đến chị, tất cả mọi người đều ngưỡng mộ khả năng biết lắng nghe và chia sẻ khó khăn. Mặc dù công việc tuyển sinh vất vả và áp lực nhưng chị luôn biết cách tạo cho mọi người cảm giác thoải mái.

Đóng góp tích cực trên mọi mặt trận, nữ cán bộ sinh năm 1977 được nhà trường ghi nhận bằng danh hiệu Cá nhân xuất sắc FPT Polytechnic Tây Nguyên năm 2015. 

>> Hiếu "Pô ly"

T.V.

Ý kiến

()