Chúng ta

10 điều rung rợn nhất trong thế giới tự nhiên

Chủ nhật, 25/10/2015 | 16:23 GMT+7

Bạch tuộc chăn đực rất hung hãn khi giành quyền giao phối. Chúng đánh nhau kịch liệt và thường rứt đứt vòi tiết tinh dịch của kẻ thù.

Nọc độc rắn 

f1-6133-1445491417.jpg

Nọc độc rắn là tuyến chứa các chất độc của các loài rắn độc. Nọc rắn là các hỗn hợp phức tạp của các protein, và được lưu trữ trong các tuyến độc ở phía sau đầu. Các protein này có thể là hỗn hợp của các độc tố thần kinh (tấn công hệ thần kinh), độc tố hoại máu (tấn công hệ tuần hoàn), độc tố tế bào, bungarotoxin (độc tố cạp nia) và nhiều loại độc tố khác có tác động tới cơ thể theo các cách thức khác nhau. Gần như tất cả các loại nọc rắn đều chứa hyaluronidaza, một enzym đảm bảo sự khuếch tán nhanh của nọc.

Đây là một loại vũ khí tấn công hay phòng vệ hữu hiệu của loài rắn được tiến hóa trong nhiều triệu năm đã qua. Nọc độc của rắn là một loại vũ khí chết người, được hình thành trong khoảng thời gian trên 100 triệu năm. Nọc rắn cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người mỗi năm.

Ký sinh trùng Cymothoa exigua ăn lưỡi vật chủ

f2-1571-1445491417.jpg


Loài sinh vật có biệt danh "quái vật ăn lưỡi" này tuy không gây ra sự rủi ro cho con người nhưng lại là “khắc tinh” với sự tăng trưởng của cá, làm sụt giảm tuổi thọ một cách nhanh chóng.Cymothoa exigua là một loại ký sinh trùng đáng sợ, được biết đến như con rận ở lưỡi cá. Chúng xâm nhập vào cá thông qua mang, sau đó bám chặt vào gốc lưỡi cá, dần dần ăn mòn và thay thế cái lưỡi trong miệng cá.

Một con gấu trụi lông

f3-6971-1445491418.jpg

Đa số các loài động vật đều trông khá buồn cười khi bị cạo lông. Tuy nhiên, gấu lại là một ngoại lệ. Chúng sẽ trở thành thứ đáng sợ nhất mà bạn từng nhìn thấy trên đời.

Lợn chiến

f4-1565-1445491418.jpg

Hannibal Barca (247-183 trước Công nguyên) là một danh tướng của người Carthage trong cuộc chiến chống Đế quốc La Mã. Một trong những cách giúp ông giành thắng lợi trong các trận đánh là sử dụng voi. Trên thực tế, những con voi dữ tợn với cung thủ trên lưng đã giao rắc kinh hoàng cho binh sĩ La Mã. Để đối phó, các tướng lĩnh La Mã quyết định sử dụng một vũ khí sống. Đó là những con lợn. Họ biết rằng những tiếng hét của lợn sẽ khiến voi hoảng loạn và không thể nghe lệnh từ quản tượng.

Để đảm bảo rằng lợn sẽ kêu rất to, binh sĩ tẩm chất dễ cháy vào cơ thể chúng rồi đốt trước khi thả chúng vào trận địa. Bằng cách đó, quân La Mã chẳng những phá tan thế trận của Hannibal, mà còn có thịt lợn nướng để mừng thắng lợi.

Ếch nổ tung

f5-9589-1445491418.jpg

Năm 2005, báo chí thế giới đồng loạt đưa tin về hiện tượng hơn 1000 con ếch nổ tung ở một hồ nhỏ khu vực Hamburg, Đức.

Sau gần 9 năm, một nhà khoa học đã vén màn được hiện tượng bí ẩn này. Frank Mutschmann, một trong những chuyên gia về loài lưỡng cư hàng đầu của Đức đã nghiên cứu mẫu ếch sống và chết ở Hamburg và phát hiện rằng những con ếch đã chết có một vết khía đúng bằng cỡ mỏ chim trên lưng và đều thiếu mất phần gan.

Những con quạ biết rằng da loài ếch này cực độc và gan là phần duy nhất giàu chất dinh dưỡng. Chúng đã tìm được chính xác vị trí của gan dưới lớp da và mổ, lấy gan để ăn. Chỉ sau khi bị mất gan, những con ếch độc mới phát hiện mình đã bị tấn công liền phình to cơ thể lên để tự vệ. Tuy nhiên, vì không có xương sườn và đã mất gan nên phổi không giữ lại được, cứ thế phình to lên đến mức nổ vỡ ra.

Cua dừa

f6-9522-1445491419.jpg

Cua dừa là một loài cua ký cư trên cạn. Đây là động vật chân đốt sinh sống trên cạn lớn nhất thế giới với trọng lượng lên đến 4,1 kg. Càng cua có thể dài đến 90cm và khả năng leo lên cây thoăn thoắt. Nó được tìm thấy trên các hòn đảo trên Ấn Độ Dương và các khu vực của Thái Bình Dương.

Cua dừa lớn ăn trái cây, các loại hạt, và phần lõi của cây đổ, nhưng cũng ăn những chất rữa và chất hữu cơ khác một cách cơ hội, và bắt cả chuột để ăn. Chúng cũng thỉnh thoảng tấn công mèo con hoặc gà.

Ếch lông tạo móng vuốt từ xương

f7-9875-1445491419.jpg

Ếch lông Trichobatrachus robustus có thể phá vỡ xương của chúng để tạo thành móng vuốt. Điều đặc biệt là các móng vuốt này chỉ nhô ra khỏi đệm ngón chân khi chúng bị đe dọa. Giới khoa học hiện nay vẫn chưa biết phần xương này co lại như thế nào. Họ thừa nhận rằng động vật lưỡng cư có mô tái sinh giúp vết thương mau lành. 

Bạch tuộc chăn

f8-2664-1445491419.jpg

Bạch tuộc chăn sở hữu 2 chiếc tua dài bất thường, gắn liền với nó là 1 chiếc màng. Ngoài ra, nó cũng có những chiếc tua bình thường khác. Nhìn từ xa, chúng trông giống như một cái mền đang lơ lửng trong dòng nước.

Bạch tuộc đực rất hung hãn khi giành quyền giao phối. Chúng đánh nhau kịch liệt và thường rứt đứt vòi tiết tinh dịch của kẻ thù. Sau khi đánh bại và xua đuổi tất cả con đực khác, kẻ chiến thắng mới được quyền tiếp cận con cái.

Con cái sẽ mở rộng các cánh tay của nó để kéo con đực vào giao phối. Sau đó, con đực tiết tất cả tinh dịch ra hai chiếc vòi trước, rồi đưa vào cơ quan sinh dục của con cái ở dưới bụng. Con cái thu lấy tinh dịch và thu luôn cả vòi của con đực. Sau màn “mây mưa” hoan lạc, con đực cũng vĩnh biệt cõi đời.

Hải âu Fulmar nôn nọc độc

f9-3149-1445491419.jpg

Hải âu Fulmar phương Bắc có tên khoa học là Fulmarus glacialis, sinh sống chủ yếu tại các vùng biển phía Bắc Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Khi bị đe dọa, những con hải âu Fulmar nôn ra một loại nọc độc màu cam vào kẻ xâm phạm. Bãi nôn của loài hải âu này lại có mùi cá chết vô cùng khó chịu, đồng thời làm dính lông khiến nạn nhân của chúng không bay nổi. Không chỉ vậy, khi nạn nhân của hải âu đáp xuống nước, chúng sẽ chết chìm vì chất nôn đã vô hiệu hóa chức năng phao cứu sinh của bộ lông.

Nấm Cordyceps

f10-8958-1445491419.jpg

Mọi loài trong chi Cordyceps đều là nấm kí sinh trên côn trùng, chủ yếu là trên các dạng côn trùng cũng như một số dạng động vật chân khớp khác, vì thế chúng là nấm gây bệnh cho côn trùng; một số ít loài cũng kí sinh trên các loại nấm khác.

Khi nấm Cordyceps tấn công vật chủ, các hệ sợi nấm xâm chiếm và cuối cùng thay thế các mô của vật chủ, trong khi thể quả thuôn dài (chất nền bao gồm nhiều sợi nấm sinh sản vô tính) có thể có dạng hình trụ, phân cành hoặc hình dạng phức tạp.

Lê Vin tổng hợp

Ý kiến

()