Chúng ta

Sinh viên quốc tế háo hức đón Tết cổ truyền Việt Nam

Thứ tư, 18/2/2015 | 17:23 GMT+7

Trong “Lễ hội Tết dân gian 2015” được tổ chức tại ĐH FPT – Khu công nghệ cao Hòa Lạc , Hà Nội, vừa qua, nhiều người ngạc nhiên khi thấy không chỉ có sinh viên Việt Nam mà còn rất nhiều sinh viên quốc tế với đủ quốc tịch, màu da tham dự và hòa mình vào không khí rộn rã của ngày hội. 

Một trong các nhóm sinh viên quốc tế nổi bật nhất là những người bạn đến từ đất nước Brunei. Các em đã mang đến lễ hội một gian hàng với rất nhiều hoạt động thú vị. “Góc Brunei” đã chuẩn bị rất nhiều bộ trang phục truyền thống cho các sinh viên mặc thử và chụp ảnh cùng rất nhiều món ăn, đồ uống đặc trưng như: Nasi lemak (một loại cơm nấu với nước dừa và trứng ), bandung (sữa với si-rô hoa hồng )… thu hút rất đông sinh viên và thầy cô giáo, cán bộ nhà trường.

Các bạn sinh viên Brunei – Đại học FPT háo hức với cái Tết đầu tiên ở Việt Nam.

Sinh viên Brunei, ĐH FPT, háo hức với cái Tết đầu tiên ở Việt Nam. Ảnh: ĐH FPT.

Tết này các sinh viên Brunei đã lên kế hoạch cùng nhau đi TP HCM thăm địa đạo Củ Chi, thăm thú miền Tây. Bạn A’quilah Muzani bộc bạch: “Không khí đón Tết ở Việt Nam rất vui, khác biệt hẳn với Brunei vì ở đây kỳ nghỉ lễ dài đến 2 tuần, trong khi ở nước em chỉ chào đón năm mới mỗi một ngày”.

Baplisle Richomme – sinh viên người Pháp, cho biết bản thân cảm thấy không khí vô cùng nhộn nhịp và món ăn Việt Nam rất ngon. “Ngay sau khi kết thúc kỳ học, chúng em sẽ đi du lịch các tỉnh miền Bắc: Đến thăm thác Bản Giốc ở Cao Bằng, về Thái Nguyên thăm vườn Quốc gia Ba Bể”, Baplisle háo hức.

Baplisle Richomme – sinh viên người Pháp, cho biết bản thân cảm thấy không khí vô cùng nhộn nhịp và món ăn Việt Nam rất ngon.

Baplisle Richomme – sinh viên người Pháp, cho biết bản thân cảm thấy không khí vô cùng nhộn nhịp và món ăn Việt Nam rất ngon. Ảnh: ĐH FPT.

Đến từ đất nước Triệu Voi, Pany Chanvongnaraz quyết định không về nước mà ở lại để đón Tết cùng bạn bè Việt Nam. Pany đang cảm thấy vô cùng háo hức với cái Tết đầu tiên ở Việt Nam, hơn thế, cô còn được một người bạn mời về quê ăn đón năm mới cùng gia đình trong vòng một tuần. Nữ sinh viên cho biết, ngày Tết ở Việt Nam khá tương đồng với Tết Té nước ở Lào và năm nay cô sẽ tìm hiểu những điểm khác biệt và đặc sắc của Tết Việt.

Đến từ đất nước Triệu Voi, bạn Pany Chanvongnaraz quyết định không về nước mà ở lại để đón Tết cùng bạn bè Việt Nam. Pany đang cảm thấy vô cùng háo hức với cái Tết đầu tiên ở Việt Nam

Đến từ đất nước Triệu Voi, Pany Chanvongnaraz quyết định không về nước mà ở lại để đón Tết cùng bạn bè Việt Nam. Pany đang cảm thấy vô cùng háo hức với cái Tết đầu tiên ở Việt Nam. Ảnh: ĐH FPT.

"Tết ở Lào có 3 ngày chính: Ngày đầu tiên để dành cho những người trong gia đình với nhau, ngày thứ hai cả gia đình sẽ lên chùa, được các nhà sư làm lễ gột bỏ những điều xấu, hướng đến những điều tốt đẹp trong năm mới; sau đó mọi nguời sẽ ra đường cùng nhau té nước. Người Lào quan niệm, ai bị té nước nhiều thì sẽ càng nhận được nhiều may mắn", Pany chia sẻ về Tết Té nước ở đất nước Triệu Voi.

Còn với sinh viên Nigeria, vì đã ở Việt Nam được một thời gian nên đón Tết không còn là điều gì đó quá lạ lẫm. “Năm nay em sẽ đi thăm chùa Hương vì rất nhiều bạn giới thiệu nơi đây rất đẹp”, sinh viên Taple Maduqu Yerse cho hay.

Từ năm học 2013, ĐH FPT chính thức có lứa sinh viên quốc tế đầu tiên, gồm 41 em đến từ Hàn Quốc, Nigeria, Cameron và Lào, theo học chương trình đại học chính quy do ĐH FPT cấp bằng. Trước đó, kể từ năm 2009, với định hướng quốc tế hóa giáo dục toàn diện và mạnh mẽ, ĐH FPT đã bắt đầu có những sinh viên quốc tế từ Nhật Bản, Đức, Pháp, Bồ Đào Nha, Thái Lan, Triều Tiên, Myanmar, Brunei… đến học tập theo các chương trình trao đổi sinh viên, giao lưu văn hoá tại trường. Định hướng đến năm 2020, ĐH FPT sẽ có 100.000 học sinh - sinh viên, trong đó sinh viên nước ngoài chiếm 15%.

Chủ tịch ĐH FPT Lê Trường Tùng nhận định: “Việc tăng cường tuyển sinh sinh viên quốc tế cũng trở thành một động lực để các trường đại học không ngừng nâng cao chất lượng, hướng tới các chuẩn mực của một trường đại học quốc tế thực sự”.

Thiên Bình (tổng hợp)

Ý kiến

()