Chúng ta

Cup C1 được mạ vàng

Thứ tư, 21/3/2012 | 08:48 GMT+7

Cup C1 là một trong 4 chiếc cup luân lưu được trao trong các giải đấu truyền thống của FPT cùng với Cup 13/9, 1, Cup Sao Chổi và Cup Bóng đá nữ FPT.
> Sếp tài trợ 12 triệu đồng giải thưởng Cup C1/ Dàn 'hot girl' hâm nóng Cup C1 trên sân cỏ / Trưởng BTC Cup C1 là Giám đốc Chiến lược FPT

Chiếc Cup C1 có giá 8.800.000 đồng, được làm bằng Đồng nguyên chất mạ Vàng (24K) hợp kim NiCo, trọng lượng tịnh là 6.8kg. Đây là chiếc cup có trọng lượng nặng nhất trong 4 chiếc cup luân lưu được làm cùng thời gian năm 2007.

Từ năm 2007 trở về trước, trong các hoạt động phong trào ở FPT thường chỉ dùng Cup pha lê mang giá trị tinh thần nhưng chi phí cao. Từ thực tế đó, anh Trương Quý Hải, nguyên Tổng thư ký Tổng hội FPT, đã đề xuất ý tưởng làm chiếc Cup luân lưu để lưu lại lịch sử FPT.

Cup C1 có đế liền, không có nắp, trên thân cup có chữ "FPT" và "C1 Cup" bố trí mặt trước thân cup. Chiếc cup này mô phỏng chiếc Cup C1 danh giá ở châu Âu do thủ môn Bùi Anh Tuấn (Tuấn BAT), họa sỹ ở FPT Software, thiết kế.

a

Cup C1 là sản phẩm kỳ công nhất trong 4 chiếc cup luân lưu ở FPT. Ảnh: C.T.

Sau khi thiết kế xong, Công ty Cơ khí 117 Bộ Quốc Phòng (Z117), Sóc Sơn, Hà Nội trực tiếp sản xuất trong vòng khoảng một tháng để sản xuất Cup C1.

Lúc đó, chị Dương Quỳnh Hoa, cán bộ văn phòng FPT, đã phải bảo vệ với Ban Kế hoạch Tài chính và Phó Chủ tịch HĐQT FPT Bùi Quang Ngọc về việc làm cup luân lưu thay thể cho chiếc cup pha lê thông thường.

Sau khi được duyệt, chị Hoa đã phải tìm nguồn cung các loại cup từ nước ngoài, tìm hiểu chất liệu, độ bền, giá cả. Nhờ mối quan hệ cá nhân, chị Hoa đã thuyết phục thành công Đại tá Chu Thế Thịnh (Giám đốc Z117) nhận đơn hàng làm cup luân lưu cho FPT.

Z117 có hơn 2 nghìn chiến sỹ cán bộ làm việc. Họ có dây chuyền sản xuất hàng vạn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng phục vụ quân đội, vậy mà người đứng đầu đã ủng hộ và nhận đơn hàng của FPT chỉ với một chiếc mỗi loại.

Trước khi bắt tay vào thiết kế, ê-kip phụ trách đã phải lên đến Z117 tìm hiểu về thành phẩm mà họ sản xuất, máy móc, dây chuyền và cả khả năng tương tác của Hoàng Sơn - Họa sỹ của Z117. Bởi từ ý tưởng của TuấnBAT thường là rất thẩm mỹ, bay bướm, họa sỹ Hoàng Sơn sẽ phải chi tiết thành bản vẽ kỹ thuật, đôi chỗ phải điều chỉnh để phù hợp với thiết bị sản xuất của Z117.

Xong phần ép khuôn thô, đánh bóng, mạ kẽm, trước khi tiến hành mạ hợp kim vàng, Z117 chị Hoa đã phải đến tận nơi để kiểm tra vì khi đã mạ vàng thì không thể sửa được nữa. Nếu sửa thì phải đánh bỏ toàn bộ lớp hợp kim vàng đã mạ và tiến hành công đoạn mạ hợp kim vàng lần nữa sẽ rất tốn kém.

Công nghệ mạ vàng là khâu khó nhất, đòi hỏi phải lên nước đẹp, bền, bóng đều. Dù đã rất cẩn thận trong khâu chế tác, nhưng sản phẩm đầu tiên không may bị lỗi. Z117 đã buộc phải đánh bỏ toàn bộ lớp mạ cũ để mạ hợp kim vàng lại để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Có thể nói, chiếc Cup C1 là sản phẩm kỳ công nhất trong 4 chiếc cup luân lưu ở FPT.

Anh Trương Quý Hải cho rằng, cup luân lưu mạ vàng là một sản phẩm đặc trưng rất FPT mà ở Việt Nam hiếm có công ty nào lại làm như vậy. Kể cả các giải đấu thể thao danh giá nhất Việt Nam cũng rất hiếm có cup mạ vàng.

Theo thông lệ, các đội sẽ được giữ Cup trong năm vô địch. Đến trước ngày khai mạc của giải đấu tiếp theo, đội sẽ trả lại Ban tổ chức để chuẩn bị trao cho nhà vô địch mới.

Hiện, BU8 thuộc FPT Software đang là đương kim vô địch giữ chiếc Cup C1.

Lưu Vân

Ý kiến

()