Chúng ta

Những phát ngôn 'độc quyền' của anh Nguyễn Thành Nam

Thứ sáu, 7/7/2017 | 15:39 GMT+7

“Cá nhân tôi rất thích làm giám đốc vì mình hoàn toàn kiểm soát được thời gian. 90% thời gian của tôi không ngồi ở văn phòng. Khi bạn có cơ hội để đi, bạn càng học hỏi được nhiều điều", Hiệu trưởng trường FUNiX chia sẻ.

<p class="Normal"> <span>Chia sẻ trên Facebook cá nhân về định nghĩa như thế nào là người tài, anh Nam viết: </span><span>“Có thể hình dung người tài như chó sói. Họ cần không gian và sự tự do. Chỉ có chó nhà mới cần chế độ chăm sóc, ăn uống phục dịch. Đổi lại có thể dạy chó nhà làm xiếc hay chăn cừu. Chó sói khó bảo nên các công ty thường không biết dùng chó sói để làm gì.</span></p>

Chia sẻ trên Facebook cá nhân về định nghĩa như thế nào là người tài, anh Nam viết: “Có thể hình dung người tài như chó sói. Họ cần không gian và sự tự do. Chỉ có chó nhà mới cần chế độ chăm sóc, ăn uống phục dịch. Đổi lại có thể dạy chó nhà làm xiếc hay chăn cừu. Chó sói khó bảo nên các công ty thường không biết dùng chó sói để làm gì.

<p class="Normal"> <span>Tại buổi tọa đàm về mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp trong khuôn khổ hội thảo STEMCOM diễn ra đầu tháng 3, anh Nguyễn Thành Nam cho rằng đã đến lúc phải dừng việc kêu gọi doanh nghiệp và trường đại học hợp tác với nhau.</span></p> <p class="Normal"> "Nhà trường và doanh nghiệp cứ như người yêu, suốt ngày khen nhau. Vì vậy, hãy cưới nhau để chấp nhận khiếm khuyết của nhau", anh Nam so sánh.</p> <p class="Normal"> Anh cho rằng, việc dạy sinh viên trong trường đại học giống như dạy cho một đứa trẻ biết bơi để sống sót nơi vùng lũ. Chúng phải làm sao học cách nhịn thở lâu nhất. "Đứa trẻ bị rơi xuống sông cũng giống như sinh viên ra đời. Nó phải bơi suốt đời mà không chết", anh chia sẻ. </p>

Tại buổi tọa đàm về mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp trong khuôn khổ hội thảo STEMCOM diễn ra đầu tháng 3, anh Nguyễn Thành Nam cho rằng đã đến lúc phải dừng việc kêu gọi doanh nghiệp và trường đại học hợp tác với nhau.

"Nhà trường và doanh nghiệp cứ như người yêu, suốt ngày khen nhau. Vì vậy, hãy cưới nhau để chấp nhận khiếm khuyết của nhau", anh Nam so sánh.

Anh cho rằng, việc dạy sinh viên trong trường đại học giống như dạy cho một đứa trẻ biết bơi để sống sót nơi vùng lũ. Chúng phải làm sao học cách nhịn thở lâu nhất. "Đứa trẻ bị rơi xuống sông cũng giống như sinh viên ra đời. Nó phải bơi suốt đời mà không chết", anh chia sẻ. 

<p class="Normal"> <span>Xuất phát từ thực tế, nhiều lần anh nổi cáu vì chẳng có học viên nào đặt câu hỏi cho vấn đề thầy giáo đưa ra, anh cho rằng: "Dạy thế thì giải tán lớp cho rồi. Chán lắm! Ai đời đi dạy mà giáo viên cứ thế hát, còn học viên thì cứ ngỏng cổ lên nghe. Hay cũng được, dở cũng chẳng quan tâm”.</span></p> <p class="Normal"> <span>Anh</span><span> quan niệm rằng, tất cả sự sáng tạo đều bắt đầu từ sự tò mò, khám phá thế giới, từ những câu hỏi. </span><span>“Việc giáo viên đứng lớp dạy giống như ca sĩ đứng trên sân khấu hát vậy. Ca sĩ có hát hay, có chất lượng và truyền được cảm xúc thì mới được nhiều người nghe, tìm mọi cách mua đĩa nhạc”.</span></p>

Xuất phát từ thực tế, nhiều lần anh nổi cáu vì chẳng có học viên nào đặt câu hỏi cho vấn đề thầy giáo đưa ra, anh cho rằng: "Dạy thế thì giải tán lớp cho rồi. Chán lắm! Ai đời đi dạy mà giáo viên cứ thế hát, còn học viên thì cứ ngỏng cổ lên nghe. Hay cũng được, dở cũng chẳng quan tâm”.

Anh quan niệm rằng, tất cả sự sáng tạo đều bắt đầu từ sự tò mò, khám phá thế giới, từ những câu hỏi. “Việc giáo viên đứng lớp dạy giống như ca sĩ đứng trên sân khấu hát vậy. Ca sĩ có hát hay, có chất lượng và truyền được cảm xúc thì mới được nhiều người nghe, tìm mọi cách mua đĩa nhạc”.

<p class="Normal"> <span>Chia sẻ tại sự kiện ra mắt Học viện Khởi nghiệp (Start-up Academy) do TS. Giáp Văn Dương sáng lập về chủ đề "Khởi nghiệp là khởi cái gì", </span><span>anh Nam khuyên các bạn trẻ mạnh dạn làm và bớt "than thở" về môi trường kinh doanh ở Việt Nam. "Luật lệ mà ngon lành cả thì tính cạnh tranh rất cao. Đối với các sản phẩm hàng hóa, cái yếu kém về pháp lý là “lợi thế” trong khởi nghiệp chứ không phải bất lợi. </span><span>Bởi lẽ, khởi nghiệp phần nào đó là thuyết phục người khác tin vào cái bạn đang làm. Nếu không đủ tham vọng, khát vọng và niềm tin thì chẳng thuyết phục được ai cả".</span></p>

Chia sẻ tại sự kiện ra mắt Học viện Khởi nghiệp (Start-up Academy) do TS. Giáp Văn Dương sáng lập về chủ đề "Khởi nghiệp là khởi cái gì", anh Nam khuyên các bạn trẻ mạnh dạn làm và bớt "than thở" về môi trường kinh doanh ở Việt Nam. "Luật lệ mà ngon lành cả thì tính cạnh tranh rất cao. Đối với các sản phẩm hàng hóa, cái yếu kém về pháp lý là “lợi thế” trong khởi nghiệp chứ không phải bất lợi. Bởi lẽ, khởi nghiệp phần nào đó là thuyết phục người khác tin vào cái bạn đang làm. Nếu không đủ tham vọng, khát vọng và niềm tin thì chẳng thuyết phục được ai cả".

<p class="Normal"> <span>Trong bài phỏng vấn với báo Sinh viên Việt Nam, anh Nguyễn Thành Nam đã có những chia sẻ thú vị về khởi nghiệp cũng như câu chuyện cá nhân khởi nghiệp. </span></p> <p class="Normal"> <span>"Khởi nghiệp thì hãy tự thân vận động, chớ xin tiền của bố mẹ. </span><span>Đi làm công ăn lương cũng không có gì xấu. Hành trình thực hiện ý tưởng, tham vọng của mỗi người cần hình thành một cách dần dần”.</span></p>

Trong bài phỏng vấn với báo Sinh viên Việt Nam, anh Nguyễn Thành Nam đã có những chia sẻ thú vị về khởi nghiệp cũng như câu chuyện cá nhân khởi nghiệp.

"Khởi nghiệp thì hãy tự thân vận động, chớ xin tiền của bố mẹ. Đi làm công ăn lương cũng không có gì xấu. Hành trình thực hiện ý tưởng, tham vọng của mỗi người cần hình thành một cách dần dần”.

<p class="Normal"> <span>Tại Hội nghị Truyền thông FPT 2016 với chủ đề "Nhân hiệu đánh chết thương hiệu qua câu chuyện Donald Trump", anh Nam cho rằng Tổng thống Mỹ thắng cử bởi ông ấy đã đưa ra những quan điểm mới lạ, đi ngược lại những "cái bình thường" mà các ứng cử viên Tổng thống thường làm. </span></p> <p class="Normal"> <span>“Giữa một cái bình thường và một cái lạ, người ta có xu hướng chọn cái lạ hơn”.</span></p> <p class="Normal">  </p>

Tại Hội nghị Truyền thông FPT 2016 với chủ đề "Nhân hiệu đánh chết thương hiệu qua câu chuyện Donald Trump", anh Nam cho rằng Tổng thống Mỹ thắng cử bởi ông ấy đã đưa ra những quan điểm mới lạ, đi ngược lại những "cái bình thường" mà các ứng cử viên Tổng thống thường làm. 

“Giữa một cái bình thường và một cái lạ, người ta có xu hướng chọn cái lạ hơn”.

 

<p class="Normal"> <span>Nhân sự kiện các trang mạng xã hội xôn xao với câu hỏi của một nữ sinh viên về việc học như thế nào để ra trường tìm công việc tốt với mức lương khởi điểm 2.000 USD, Hiệu trưởng FUNix cũng đã đưa ra quan điểm của mình tại chương trình FPT Edu Camp 2016 (sự kiện thường kỳ của Tổ chức Giáo dục FPT): </span><span>“Không phải cứ học nhiều là được trả lương nhiều hơn, đó là quan niệm rất sai lầm. Thực tế, khi đi học, bạn chỉ tốn tiền và chắc chắn lương không cao nếu cứ giữ cách học và tư duy cũ. Trường học với cơ chế cũ khiến vai trò của sinh viên không ở vị trí trung tâm. Các em thiếu tự chủ, kỹ năng công việc. Ra trường, doanh nghiệp phải đào tạo lại, tạo ra vòng luẩn quẩn trong tuyển chọn nhân sự tốt”.</span></p>

Nhân sự kiện các trang mạng xã hội xôn xao với câu hỏi của một nữ sinh viên về việc học như thế nào để ra trường tìm công việc tốt với mức lương khởi điểm 2.000 USD, Hiệu trưởng FUNix cũng đã đưa ra quan điểm của mình tại chương trình FPT Edu Camp 2016 (sự kiện thường kỳ của Tổ chức Giáo dục FPT): “Không phải cứ học nhiều là được trả lương nhiều hơn, đó là quan niệm rất sai lầm. Thực tế, khi đi học, bạn chỉ tốn tiền và chắc chắn lương không cao nếu cứ giữ cách học và tư duy cũ. Trường học với cơ chế cũ khiến vai trò của sinh viên không ở vị trí trung tâm. Các em thiếu tự chủ, kỹ năng công việc. Ra trường, doanh nghiệp phải đào tạo lại, tạo ra vòng luẩn quẩn trong tuyển chọn nhân sự tốt”.

<p class="Normal"> <span>Trong lần chia sẻ với hơn 1.000 sinh viên tại buổi giao lưu 'Bí mật của CEO', anh Nam đã so sánh sự khác biệt giữa 'Giàu' và 'Thành đạt'.</span></p> <p class="Normal"> "Giàu là khái nhiệm khách quan, thành đạt là khái niệm chủ quan. Có thể anh không giàu nhưng đạt được mục tiêu của mình thì cũng có thể tự cho mình là thành đạt".</p>

Trong lần chia sẻ với hơn 1.000 sinh viên tại buổi giao lưu 'Bí mật của CEO', anh Nam đã so sánh sự khác biệt giữa 'Giàu' và 'Thành đạt'.

"Giàu là khái nhiệm khách quan, thành đạt là khái niệm chủ quan. Có thể anh không giàu nhưng đạt được mục tiêu của mình thì cũng có thể tự cho mình là thành đạt".

<p class="Normal"> <span>Tại hội thảo “Tôi khởi nghiệp” kỷ niệm 15 năm thành lập Trung tâm Tài năng trẻ FPT (FYT), anh Nguyễn Thành Nam nhắn nhủ các bạn trẻ khi khởi nghiệp (start-up) phải nhìn ra thị trường toàn cầu rộng lớn, chứ không chỉ nhìn vào thị trường 92 triệu dân của Việt Nam.</span></p> <p class="Normal"> <span>“Các bạn cố gắng làm gì cũng hãy nhìn thị trường tỷ người. Tỷ USD không quan trọng bằng tỷ người. Có tỷ người ắt có tỷ USD... FPT có thể đạt tới doanh số 1 tỷ USD nhưng vẫn chỉ là một công ty Việt Nam, đất nước có 92 triệu dân”.</span></p>

Tại hội thảo “Tôi khởi nghiệp” kỷ niệm 15 năm thành lập Trung tâm Tài năng trẻ FPT (FYT), anh Nguyễn Thành Nam nhắn nhủ các bạn trẻ khi khởi nghiệp (start-up) phải nhìn ra thị trường toàn cầu rộng lớn, chứ không chỉ nhìn vào thị trường 92 triệu dân của Việt Nam.

“Các bạn cố gắng làm gì cũng hãy nhìn thị trường tỷ người. Tỷ USD không quan trọng bằng tỷ người. Có tỷ người ắt có tỷ USD... FPT có thể đạt tới doanh số 1 tỷ USD nhưng vẫn chỉ là một công ty Việt Nam, đất nước có 92 triệu dân”.

<p class="Normal"> <span>Đánh giá về tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi cũng như nhận định về việc bạn trẻ Việt Nam đang rất thụ động trong việc học tập, anh Nam đã gửi lời khuyên tới các bạn trẻ hãy cố gắng luôn đặt câu hỏi.</span></p> <p class="Normal"> <span>“Sau này khi đi làm, nhất là làm việc với các đối tác nước ngoài, các bạn sẽ chợt nhận ra mình đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội vì không dám mạnh dạn đứng lên đặt câu hỏi, không dám thể hiện bản thân. Tuy nhiên, các bạn đã đánh mất cơ hội đó và sau cùng, chỉ thấy nuối tiếc mà thôi. Vì thế, thay vì tự ái thì chúng ta nên nhìn nhận vấn đề này thẳng thắn hơn”.</span></p>

Đánh giá về tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi cũng như nhận định về việc bạn trẻ Việt Nam đang rất thụ động trong việc học tập, anh Nam đã gửi lời khuyên tới các bạn trẻ hãy cố gắng luôn đặt câu hỏi.

“Sau này khi đi làm, nhất là làm việc với các đối tác nước ngoài, các bạn sẽ chợt nhận ra mình đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội vì không dám mạnh dạn đứng lên đặt câu hỏi, không dám thể hiện bản thân. Tuy nhiên, các bạn đã đánh mất cơ hội đó và sau cùng, chỉ thấy nuối tiếc mà thôi. Vì thế, thay vì tự ái thì chúng ta nên nhìn nhận vấn đề này thẳng thắn hơn”.

<p class="Normal"> <span>Trong một hội thảo giáo dục do ĐH FPT tổ chức, anh Nguyễn Thành Nam, đã đưa ra một câu hỏi lớn: "Làm thế nào để sinh viên không ngủ gật trong giờ học?". Phân tích vấn đề này, anh nhận định, thực trạng sinh viên ngủ gật là khó cấm trong một lớp học buồn tẻ.</span></p> <p class="Normal"> “Ngủ là nhu cầu tự nhiên thiết yếu không thể cưỡng lại. Thực tế, sinh viên ngủ gật không phụ thuộc vào việc môn học có hấp dẫn hay không, và việc cấm sinh viên ngủ trong lớp là một việc làm khó khăn, thậm chí vô ích. Thuốc chữa buồn ngủ tốt nhất là… ngủ”.</p>

Trong một hội thảo giáo dục do ĐH FPT tổ chức, anh Nguyễn Thành Nam, đã đưa ra một câu hỏi lớn: "Làm thế nào để sinh viên không ngủ gật trong giờ học?". Phân tích vấn đề này, anh nhận định, thực trạng sinh viên ngủ gật là khó cấm trong một lớp học buồn tẻ.

“Ngủ là nhu cầu tự nhiên thiết yếu không thể cưỡng lại. Thực tế, sinh viên ngủ gật không phụ thuộc vào việc môn học có hấp dẫn hay không, và việc cấm sinh viên ngủ trong lớp là một việc làm khó khăn, thậm chí vô ích. Thuốc chữa buồn ngủ tốt nhất là… ngủ”.

<p class="Normal"> <span>Kể lại câu chuyện sang Nhật Bản vào khoảng năm 2002, thời còn giữ cương vị Giám đốc Trung tâm Xuất khẩu Phần mềm của FPT (FPT Software), anh Nguyễn Thành N</span><span>am</span><span> chia sẻ: “41 tuổi đầu, đó là lần đầu tiên tôi bị “chửi”. Từ đó anh nhắn nhủ các bạn trẻ nên bị chửi, vấp ngã sớm để sớm thành công. </span></p> <p class="Normal"> <span>“Tôi 41 tuổi đầu còn bị một công ty Nhật tép riu chửi là 'ngu'. Các bạn trẻ phải bị chửi rất sớm thì mới thành công được. Vấp ngã ở tuổi trẻ thì có thể làm lại được, vấp ngã ở tuổi già thì khó đứng dậy… Và khi thất bại thì hãy biết đứng lên. Lúc nào mệt quá, bạn có thể ngồi xuống”.</span></p>

Kể lại câu chuyện sang Nhật Bản vào khoảng năm 2002, thời còn giữ cương vị Giám đốc Trung tâm Xuất khẩu Phần mềm của FPT (FPT Software), anh Nguyễn Thành Nam chia sẻ: “41 tuổi đầu, đó là lần đầu tiên tôi bị “chửi”. Từ đó anh nhắn nhủ các bạn trẻ nên bị chửi, vấp ngã sớm để sớm thành công. 

“Tôi 41 tuổi đầu còn bị một công ty Nhật tép riu chửi là 'ngu'. Các bạn trẻ phải bị chửi rất sớm thì mới thành công được. Vấp ngã ở tuổi trẻ thì có thể làm lại được, vấp ngã ở tuổi già thì khó đứng dậy… Và khi thất bại thì hãy biết đứng lên. Lúc nào mệt quá, bạn có thể ngồi xuống”.

<p class="Normal"> <span>Cựu CEO FPT trò chuyện cùng sinh viên ĐH FPT: </span><span>“Cá nhân tôi rất thích làm giám đốc vì mình hoàn toàn kiểm soát được thời gian, 90% thời gian của tôi không ngồi ở văn phòng. Khi bạn có cơ hội để đi, bạn càng học hỏi được nhiều điều. Đó là cái được lớn nhất của một người làm CEO".</span></p>

Cựu CEO FPT trò chuyện cùng sinh viên ĐH FPT: “Cá nhân tôi rất thích làm giám đốc vì mình hoàn toàn kiểm soát được thời gian, 90% thời gian của tôi không ngồi ở văn phòng. Khi bạn có cơ hội để đi, bạn càng học hỏi được nhiều điều. Đó là cái được lớn nhất của một người làm CEO".

Đức Anh tổng hợp

Ý kiến

()