Chúng ta

Gần 90 ứng viên phỏng vấn tìm kiếm cơ hội đi Nhật

Thứ hai, 7/5/2018 | 09:29 GMT+7

Hội thảo "Head to the Sun" do FPT Japan tổ chức ngày 6/5 tại Đà Nẵng đã thu hút khoảng 300 người tham gia, trong đó có gần 90 ứng viên đăng ký phỏng vấn trực tiếp để tìm kiếm cơ hội đi Nhật.

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> "Head to the Sun" là hội thảo việc làm và du học tại Nhật Bản nhằm đem đến cho người tham gia những thông tin chính xác, rõ ràng và tin cậy về việc phát triển sự nghiệp tại đất nước mặt trời mọc cùng FPT Japan.</p>

"Head to the Sun" là hội thảo việc làm và du học tại Nhật Bản nhằm đem đến cho người tham gia những thông tin chính xác, rõ ràng và tin cậy về việc phát triển sự nghiệp tại đất nước mặt trời mọc cùng FPT Japan.

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> Mở đầu chương trình là phần chia sẻ của chị Trương Thị Hương, Trưởng bộ môn Kỹ thuật viễn thông - Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Bằng kinh nghiệm của bản thân, chị đã giúp người tham gia hiểu hơn về văn hóa và con người đất nước mặt trời mọc. </p>

Mở đầu chương trình là phần chia sẻ của chị Trương Thị Hương, Trưởng bộ môn Kỹ thuật viễn thông - Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Bằng kinh nghiệm của bản thân, chị đã giúp người tham gia hiểu hơn về văn hóa và con người đất nước mặt trời mọc. 

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> Phòng hội thảo khách sạn Novotel đã không còn một chỗ trống. Chương trình thu hút khoảng 300 kỹ sư IT, sinh viên và những người muốn du học chương trình 10K BrSE (kỹ sư cầu nối), có nhu cầu làm việc và sinh sống dài hạn tại Nhật Bản. Xung quanh những câu chuyện của chị Hương về Nhật Bản, người tham gia hiểu hơn về một đất nước có<span> nụ cười, lòng nhiệt tình và niềm tin tuyệt đối.</span></p>

Phòng hội thảo khách sạn Novotel đã không còn một chỗ trống. Chương trình thu hút khoảng 300 kỹ sư IT, sinh viên và những người muốn du học chương trình 10K BrSE (kỹ sư cầu nối), có nhu cầu làm việc và sinh sống dài hạn tại Nhật Bản. Xung quanh những câu chuyện của chị Hương về Nhật Bản, người tham gia hiểu hơn về một đất nước có nụ cười, lòng nhiệt tình và niềm tin tuyệt đối.

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> Chị Văn Đoàn Duy Thanh, cán bộ Chương trình Kỹ sư cầu nối (BrSE), thông tin về chương trình 10k BrSE. Chị cho biết số lượng học viên BrSE cả ba miền hiện đạt con số 1.000, riêng miền Trung - Tây Nguyên có gần 300 học viên. Phần lớn học viên được tuyển dụng từ các trường đại học và công ty IT. Việc tổ chức chương trình đào tạo 10K BrSE là một hướng quan trọng để đơn vị giải cơn khát nguồn nhân lực từ Việt Nam cũng như mang lại cơ hội “đổi đời” cho hàng nghìn bạn trẻ đang khát khao được thể hiện tài năng của mình tại đất nước Nhật Bản.</p>

Chị Văn Đoàn Duy Thanh, cán bộ Chương trình Kỹ sư cầu nối (BrSE), thông tin về chương trình 10k BrSE. Chị cho biết số lượng học viên BrSE cả ba miền hiện đạt con số 1.000, riêng miền Trung - Tây Nguyên có gần 300 học viên. Phần lớn học viên được tuyển dụng từ các trường đại học và công ty IT. Việc tổ chức chương trình đào tạo 10K BrSE là một hướng quan trọng để đơn vị giải cơn khát nguồn nhân lực từ Việt Nam cũng như mang lại cơ hội “đổi đời” cho hàng nghìn bạn trẻ đang khát khao được thể hiện tài năng của mình tại đất nước Nhật Bản.

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> Trong phần trình bày của chị Thanh, nhiều ứng viên đã đặt câu hỏi về những chính sách ưu đãi khi tham gia chương trình. Chị cho hay, trong khoá học 10K BrSE do FPT Japan tổ chức, học viên sẽ được bảo lãnh chi phí sinh hoạt và học cho toàn bộ khóa học. Học viên có cơ hội thực tập công việc tại FPT hoặc các đối tác của FPT. So với các khoá học trước, từ năm 2018, chương trình đã rút ngắn thời gian học từ 1 năm 4 tháng xuống còn 13 tháng nhưng vẫn đảm bảo thời lượng và chất lượng đào tạo, giúp học viên có thể ra làm việc sớm hơn... Mục tiêu cuối cùng là học viên được làm việc tại Nhật, cải thiện thu nhập, xây dựng cuộc sống lâu dài tại đây.</p>

Trong phần trình bày của chị Thanh, nhiều ứng viên đã đặt câu hỏi về những chính sách ưu đãi khi tham gia chương trình. Chị cho hay, trong khoá học 10K BrSE do FPT Japan tổ chức, học viên sẽ được bảo lãnh chi phí sinh hoạt và học cho toàn bộ khóa học. Học viên có cơ hội thực tập công việc tại FPT hoặc các đối tác của FPT. So với các khoá học trước, từ năm 2018, chương trình đã rút ngắn thời gian học từ 1 năm 4 tháng xuống còn 13 tháng nhưng vẫn đảm bảo thời lượng và chất lượng đào tạo, giúp học viên có thể ra làm việc sớm hơn... Mục tiêu cuối cùng là học viên được làm việc tại Nhật, cải thiện thu nhập, xây dựng cuộc sống lâu dài tại đây.

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> Người tham gia thưởng thức những điệu nhảy truyền thống của người Nhật. <span style="text-align:justify;">Hiện FPT Japan nằm trong danh sách 50 công ty IT hàng đầu Nhật Bản. Đến năm 2020, FPT Japan đặt mục tiêu trở thành một trong 20 doanh nghiệp công nghệ lớn nhất Nhật Bản, là công ty SI (Systems Integrator - tích hợp hệ thống) Tier 2 lớn nhất Nhật Bản với doanh số dự kiến 500 triệu USD cùng khoảng 3.000 nhân lực.</span></p>

Người tham gia thưởng thức những điệu nhảy truyền thống của người Nhật. Hiện FPT Japan nằm trong danh sách 50 công ty IT hàng đầu Nhật Bản. Đến năm 2020, FPT Japan đặt mục tiêu trở thành một trong 20 doanh nghiệp công nghệ lớn nhất Nhật Bản, là công ty SI (Systems Integrator - tích hợp hệ thống) Tier 2 lớn nhất Nhật Bản với doanh số dự kiến 500 triệu USD cùng khoảng 3.000 nhân lực.

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> Thuộc thế hệ Kỹ sư cầu nối đầu tiên của FPT Software Đà Nẵng, anh Hồ Đức Giáp từng có 3 năm học tập và làm việc tại Nhật Bản. Anh là một trong hai diễn giả của phần tọa đàm cùng với GĐ Trung tâm phần mềm FGA - FPT Software Đà Nẵng Ngô Sỹ Việt Phú. </p> <p class="Normal" style="text-align:justify;"> Để giúp người tham gia hiểu hơn về nghề Kỹ sư cầu nối, anh đưa ra một câu hỏi so sánh về điểm khác nhau giữa nghề "Kỹ sư cầu nối và Kỹ sư cầu đường". Anh cho rằng cả hai đều có điểm chung là "cầu" nhưng người Kỹ sư cầu nối có nhiệm vụ làm trung gian, kết nối giữa khách hàng và đội dự án. Trong khi đó, Kỹ sư cầu đường là người đi xây những cây cầu, phục vụ giao thông đi lại.</p>

Thuộc thế hệ Kỹ sư cầu nối đầu tiên của FPT Software Đà Nẵng, anh Hồ Đức Giáp từng có 3 năm học tập và làm việc tại Nhật Bản. Anh là một trong hai diễn giả của phần tọa đàm cùng với GĐ Trung tâm phần mềm FGA - FPT Software Đà Nẵng Ngô Sỹ Việt Phú. 

Để giúp người tham gia hiểu hơn về nghề Kỹ sư cầu nối, anh đưa ra một câu hỏi so sánh về điểm khác nhau giữa nghề "Kỹ sư cầu nối và Kỹ sư cầu đường". Anh cho rằng cả hai đều có điểm chung là "cầu" nhưng người Kỹ sư cầu nối có nhiệm vụ làm trung gian, kết nối giữa khách hàng và đội dự án. Trong khi đó, Kỹ sư cầu đường là người đi xây những cây cầu, phục vụ giao thông đi lại.

<p style="text-align:justify;"> Ứng viên Nguyễn Đắc Hùng từng làm ở thị trường Nhật Bản và có kinh nghiệm về lĩnh vực CNTT. Anh cho biết nghề Kỹ sư cầu nối cần nhiều yếu tố, trong đó chuyên môn CNTT và tiếng Nhật là quan trọng nhất. Để đạt trình độ tiếng Nhật N2, anh đã trải qua 1 năm 3 tháng cố gắng và nỗ lực.</p>

Ứng viên Nguyễn Đắc Hùng từng làm ở thị trường Nhật Bản và có kinh nghiệm về lĩnh vực CNTT. Anh cho biết nghề Kỹ sư cầu nối cần nhiều yếu tố, trong đó chuyên môn CNTT và tiếng Nhật là quan trọng nhất. Để đạt trình độ tiếng Nhật N2, anh đã trải qua 1 năm 3 tháng cố gắng và nỗ lực.

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> Anh Ngô Sỹ Việt Phú, GĐ Trung tâm phần mềm FGA - FPT Software Đà Nẵng, cho biết, cơ hội việc làm và thăng tiến tại Nhật Bản là không giới hạn. Ứng viên đáp ứng các yêu cầu đặt ra sẽ được tuyển dụng và tạo mọi điều kiện tốt nhất để thử sức. Điều quan trọng khi làm việc với khách hàng Nhật là phải nắm bắt được thực trạng và nhu cầu của khách hàng.</p>

Anh Ngô Sỹ Việt Phú, GĐ Trung tâm phần mềm FGA - FPT Software Đà Nẵng, cho biết, cơ hội việc làm và thăng tiến tại Nhật Bản là không giới hạn. Ứng viên đáp ứng các yêu cầu đặt ra sẽ được tuyển dụng và tạo mọi điều kiện tốt nhất để thử sức. Điều quan trọng khi làm việc với khách hàng Nhật là phải nắm bắt được thực trạng và nhu cầu của khách hàng.

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> Kết thúc phần chia sẻ là thời gian để gần 90 ứng viên trao đổi, phỏng vấn trực tiếp với các quản lý nhà Phần mềm FPT về lĩnh vực hoạt động và cơ hội nghề nghiệp. "Tôi đã làm việc ở FPT Software Đà Nẵng gần 4 năm nhưng vẫn muốn tìm kiếm cơ hội đi Nhật Bản. Đơn giản đây là môi trường có nhiều cơ hội để thử sức và cải thiện thu nhập cho bản thân. Hiện tôi học trình độ tiếng Nhật N4 và lộ trình sẽ lên N3 vào đầu năm 2019. Hy vọng qua buổi hội thảo, tôi có thể tìm kiếm cơ hội ngắn hạn và dài hạn để đi Nhật", anh Trương Sanh Nam, chia sẻ.</p>

Kết thúc phần chia sẻ là thời gian để gần 90 ứng viên trao đổi, phỏng vấn trực tiếp với các quản lý nhà Phần mềm FPT về lĩnh vực hoạt động và cơ hội nghề nghiệp. "Tôi đã làm việc ở FPT Software Đà Nẵng gần 4 năm nhưng vẫn muốn tìm kiếm cơ hội đi Nhật Bản. Đơn giản đây là môi trường có nhiều cơ hội để thử sức và cải thiện thu nhập cho bản thân. Hiện tôi học trình độ tiếng Nhật N4 và lộ trình sẽ lên N3 vào đầu năm 2019. Hy vọng qua buổi hội thảo, tôi có thể tìm kiếm cơ hội ngắn hạn và dài hạn để đi Nhật", anh Trương Sanh Nam, chia sẻ.

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> Từng có anh trai làm việc ở FPT Software Đà Nẵng nên Trần Thị Kim Tuyền không ngần ngại đăng ký đi học theo chương trình 10K BrSE. Nữ sinh năm 4 Đại học Duy Tân, tâm sự, mình đã định hướng đi Nhật từ khi bước chân vào cổng trường đại học và được gia đình ủng hộ. "Tôi đã bắt đầu học tiếng Nhật, CNTT và tìm hiểu văn hóa đất nước Nhật Bản. Tôi chuẩn bị tâm lý cho chặng đường khó khăn phía trương nhưng cảm thấy đầy tự tin vì tin tưởng vào những gì đã lựa chọn", Tuyền chia sẻ.</p> <p class="Normal" style="text-align:justify;"> Sự kiện tương tự đã diễn ra tại TP HCM vào ngày 5/5 ở Trung tâm hội nghị tiệc cưới Metropole, 216 Lý Chính Thắng, quận 3 và Hà Nội sẽ là ngày 12/5, ở Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm.</p>

Từng có anh trai làm việc ở FPT Software Đà Nẵng nên Trần Thị Kim Tuyền không ngần ngại đăng ký đi học theo chương trình 10K BrSE. Nữ sinh năm 4 Đại học Duy Tân, tâm sự, mình đã định hướng đi Nhật từ khi bước chân vào cổng trường đại học và được gia đình ủng hộ. "Tôi đã bắt đầu học tiếng Nhật, CNTT và tìm hiểu văn hóa đất nước Nhật Bản. Tôi chuẩn bị tâm lý cho chặng đường khó khăn phía trương nhưng cảm thấy đầy tự tin vì tin tưởng vào những gì đã lựa chọn", Tuyền chia sẻ.

Sự kiện tương tự đã diễn ra tại TP HCM vào ngày 5/5 ở Trung tâm hội nghị tiệc cưới Metropole, 216 Lý Chính Thắng, quận 3 và Hà Nội sẽ là ngày 12/5, ở Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm.

Việt Nguyễn

Ý kiến

()