Chúng ta

'Hòa hay không Hòa' khiến Hòa khóc vì xúc động

Thứ hai, 28/1/2019 | 11:15 GMT+7

Anh Trần Đăng Hòa ngồi dưới xem đã khóc vì tình cảm của người FPT Japan gửi gắm đến mình thông qua vở kịch.

<p class="Normal" dir="ltr" style="text-align:justify;"> "Hòa hay không Hòa" là vở diễn kể câu chuyện chuyển giao hai đời CEO FPT Japan - Trần Đăng Hòa và Nguyễn Việt Vương. Lúc xem vở nhạc kịch, anh Hòa có lúc cười lớn, nhưng có lúc đã không cầm được nước mắt.</p> <p class="Normal" dir="ltr" style="text-align:justify;"> "Hòa hay không Hòa" được biên kịch bởi Đinh Tiến Dũng, âm nhạc do Nguyễn Văn Toản phụ trách, đạo diễn là Vũ Đình Thắng và biên đạo là Phạm Ngọc Toàn. Vở kịch có sự tham gia của 19 diễn viên "cây nhà lá vườn" FPT Japan. Ê-kip đã sang Nhật trước để hỗ trợ các diễn viên luyện tập. </p> <p class="Normal" dir="ltr" style="text-align:justify;"> Âm nhạc được sử dụng trong vở kịch có giai điệu mộc mạc, gần gũi, hòa vào cảm xúc chủ đạo của mỗi chương. Có lúc vui tươi, rộn rã, đôi lúc sâu lắng, nhẹ nhàng khi nhớ về Hòa khiến cả hội trường lắng đọng, để rồi tràn ngập hào khí khi một thời kỳ mới mở ra với OKR, Leng Keng.</p>

"Hòa hay không Hòa" là vở diễn kể câu chuyện chuyển giao hai đời CEO FPT Japan - Trần Đăng Hòa và Nguyễn Việt Vương. Lúc xem vở nhạc kịch, anh Hòa có lúc cười lớn, nhưng có lúc đã không cầm được nước mắt.

"Hòa hay không Hòa" được biên kịch bởi Đinh Tiến Dũng, âm nhạc do Nguyễn Văn Toản phụ trách, đạo diễn là Vũ Đình Thắng và biên đạo là Phạm Ngọc Toàn. Vở kịch có sự tham gia của 19 diễn viên "cây nhà lá vườn" FPT Japan. Ê-kip đã sang Nhật trước để hỗ trợ các diễn viên luyện tập. 

Âm nhạc được sử dụng trong vở kịch có giai điệu mộc mạc, gần gũi, hòa vào cảm xúc chủ đạo của mỗi chương. Có lúc vui tươi, rộn rã, đôi lúc sâu lắng, nhẹ nhàng khi nhớ về Hòa khiến cả hội trường lắng đọng, để rồi tràn ngập hào khí khi một thời kỳ mới mở ra với OKR, Leng Keng.

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> Chương 1 mở ra với bối cảnh ngoài trời tuyết rơi, còn lòng người thì chơi vơi. Nội dung xoay quanh việc “Chia tay Hòa” với nền nhạc buồn, tự sự, người FPT Japan tiễn đưa Hòa về quê, gửi gắm bao nhớ thương. Nhạc nền là bài “Ue o Muite Arukou”. Những giây đầu tiên tràn ngập màu sắc trầm buồn, nhớ thương bởi dẫu biết trước nhưng khi ngày đó đến lòng người cũng không tránh khỏi u buồn.</p>

Chương 1 mở ra với bối cảnh ngoài trời tuyết rơi, còn lòng người thì chơi vơi. Nội dung xoay quanh việc “Chia tay Hòa” với nền nhạc buồn, tự sự, người FPT Japan tiễn đưa Hòa về quê, gửi gắm bao nhớ thương. Nhạc nền là bài “Ue o Muite Arukou”. Những giây đầu tiên tràn ngập màu sắc trầm buồn, nhớ thương bởi dẫu biết trước nhưng khi ngày đó đến lòng người cũng không tránh khỏi u buồn.

<p class="Normal" dir="ltr" style="text-align:justify;"> “Hòa về bên đấy, vui hơn nhiều</p> <p class="Normal" dir="ltr" style="text-align:justify;"> Quyền hành chức tước lên như diều</p> <p class="Normal" dir="ltr" style="text-align:justify;"> Rồi cùng FSOFT, dựng đế chế với uy thế vang muôn nơi</p> <p class="Normal" dir="ltr" style="text-align:justify;"> Lâu lâu sang Nhật chơi</p> <p class="Normal" dir="ltr" style="text-align:justify;"> Anh em chào đón</p> <p class="Normal" dir="ltr" style="text-align:justify;"> Giờ Hòa cứ yên tâm đi về quê đi”.</p> <p class="Normal" dir="ltr" style="text-align:justify;"> Lời nhắn nhủ dễ thương của người FPT Japan khiến Hòa phần nào yên tâm về quê. </p> <p class="Normal">  </p>

“Hòa về bên đấy, vui hơn nhiều

Quyền hành chức tước lên như diều

Rồi cùng FSOFT, dựng đế chế với uy thế vang muôn nơi

Lâu lâu sang Nhật chơi

Anh em chào đón

Giờ Hòa cứ yên tâm đi về quê đi”.

Lời nhắn nhủ dễ thương của người FPT Japan khiến Hòa phần nào yên tâm về quê. 

 

<p class="Normal" dir="ltr" style="text-align:justify;"> Nhân vật Trần Đăng Hòa do anh Nguyễn Hải Dương đảm vai. Anh Dương chia sẻ rằng với ngoại hình quá khác biệt, khó khăn của anh là làm sao thể hiện được tính cách của anh Hòa từ những chi tiết nhỏ nhất.</p>

Nhân vật Trần Đăng Hòa do anh Nguyễn Hải Dương đảm vai. Anh Dương chia sẻ rằng với ngoại hình quá khác biệt, khó khăn của anh là làm sao thể hiện được tính cách của anh Hòa từ những chi tiết nhỏ nhất.

<p style="text-align:justify;"> Nhân vật thật đôi lúc bất ngờ bật cười vì hình ảnh của mình đi từ đời thường vào vở kịch tự nhiên đến thế. </p>

Nhân vật thật đôi lúc bất ngờ bật cười vì hình ảnh của mình đi từ đời thường vào vở kịch tự nhiên đến thế. 

<p class="Normal" dir="ltr" style="text-align:justify;"> Chương 2 có tên “Cuộc vui bắt đầu” là không khí tại FPT Japan khi Hòa đã “về quê”. Nhạc được sử dụng là bài “Dali Moonlight”. “Thủ trưởng rút lui là cuộc vui bắt đầu, không khí vui tươi lan tỏa khắp mọi nơi”. Đây là một thời kỳ đầy hứa hẹn khi CEO mới quản lý.</p> <p class="Normal" dir="ltr" style="text-align:justify;">  </p>

Chương 2 có tên “Cuộc vui bắt đầu” là không khí tại FPT Japan khi Hòa đã “về quê”. Nhạc được sử dụng là bài “Dali Moonlight”. “Thủ trưởng rút lui là cuộc vui bắt đầu, không khí vui tươi lan tỏa khắp mọi nơi”. Đây là một thời kỳ đầy hứa hẹn khi CEO mới quản lý.

 

<p style="text-align:justify;"> Ngọn cờ FPT phất cao giữa đất nước Nhật Bản mở ra thời kỳ mới với hào khí mới. </p> <p class="Normal" dir="ltr" style="text-align:justify;"> “Dù Hòa về nước vẫn ngon, chúng ta không phải lo</p> <p class="Normal" dir="ltr" style="text-align:justify;"> Giờ mình theo Vương, tiến lên, ta ra biển lớn”.</p>

Ngọn cờ FPT phất cao giữa đất nước Nhật Bản mở ra thời kỳ mới với hào khí mới. 

“Dù Hòa về nước vẫn ngon, chúng ta không phải lo

Giờ mình theo Vương, tiến lên, ta ra biển lớn”.

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> Kết thúc phần nhạc hào hùng, anh chàng chơi guitar bước ra đầy tự sự. Đó là khi người FPT Japan nhớ Hòa.</p> <p class="Normal" dir="ltr" style="text-align:justify;"> Chương 3 - “Đôi lúc cũng nhớ Hòa” mô tả sự thương nhớ của người FPT Japan đối với nguyên CEO. Tại đây, hình ảnh anh Trần Đăng Hòa hiện lên đầy dí dỏm, lời thoại tràn ngập yêu thương. Đó là một “Hòa hơi bị đẹp giai. Về chuyên môn cũng có lắm tài”. “Hòa mưu cao nên anh em rất yêu Hòa dẫu tháng năm dần qua”.</p> <p class="Normal" dir="ltr" style="text-align:justify;">  </p>

Kết thúc phần nhạc hào hùng, anh chàng chơi guitar bước ra đầy tự sự. Đó là khi người FPT Japan nhớ Hòa.

Chương 3 - “Đôi lúc cũng nhớ Hòa” mô tả sự thương nhớ của người FPT Japan đối với nguyên CEO. Tại đây, hình ảnh anh Trần Đăng Hòa hiện lên đầy dí dỏm, lời thoại tràn ngập yêu thương. Đó là một “Hòa hơi bị đẹp giai. Về chuyên môn cũng có lắm tài”. “Hòa mưu cao nên anh em rất yêu Hòa dẫu tháng năm dần qua”.

 

<p class="Normal" dir="ltr" style="text-align:justify;"> Chương này cũng điểm qua những thành tích mà FPT Japan đã có được dưới thời kỳ dẫn dắt của anh Trần Đăng Hòa. Cụ thể, có những năm doanh thu tăng gấp đôi, mạng lưới văn phòng mở rộng. Cựu CEO FPT Japan cũng hiện lên là một người lãnh đạo nhạy bén trong kinh doanh, quyết đoán trong cách quản lý nhưng cũng đầy tình cảm.</p> <p class="Normal">  </p>

Chương này cũng điểm qua những thành tích mà FPT Japan đã có được dưới thời kỳ dẫn dắt của anh Trần Đăng Hòa. Cụ thể, có những năm doanh thu tăng gấp đôi, mạng lưới văn phòng mở rộng. Cựu CEO FPT Japan cũng hiện lên là một người lãnh đạo nhạy bén trong kinh doanh, quyết đoán trong cách quản lý nhưng cũng đầy tình cảm.

 

<p> Anh Hòa xúc động vì những tình cảm của các cộng sự dành cho mình. Đôi lúc chống cằm, đôi lúc nhìn xa xăm. Anh đã khóc khi xem vở nhạc kịch đặc biệt này.</p>

Anh Hòa xúc động vì những tình cảm của các cộng sự dành cho mình. Đôi lúc chống cằm, đôi lúc nhìn xa xăm. Anh đã khóc khi xem vở nhạc kịch đặc biệt này.

<p class="Normal" dir="ltr" style="text-align:justify;"> Chương 4 “Nhưng không sao, Hòa cứ đi” là chương cuối, âm nhạc hào hùng vang lên. Thời kỳ mới mở ra, không có Hòa, con tàu sẽ do sếp Vương chèo lái vươn đến cuộc chơi lớn hơn với quyết tâm “Nếu không có Hòa thì sẽ chỉ có thắng”.</p> <p class="Normal" style="text-align:justify;"> <span>“Chẳng còn Hòa thì vẫn còn Vương</span></p> <p class="Normal" dir="ltr" style="text-align:justify;"> Nên vẫn ngon nhưng lại vui như thường”</p> <p class="Normal" dir="ltr" style="text-align:justify;"> Ca từ hài hước, dí dỏm đúng chất FPT được thể hiện một cách sinh động bởi các diễn viên FPT Japan. Nhạc lấy từ bài “Sore ga daiji”. Cha đẻ của kịch bản cho rằng đây là bài quan trọng nhất vở kịch.</p> <p class="Normal">  </p>

Chương 4 “Nhưng không sao, Hòa cứ đi” là chương cuối, âm nhạc hào hùng vang lên. Thời kỳ mới mở ra, không có Hòa, con tàu sẽ do sếp Vương chèo lái vươn đến cuộc chơi lớn hơn với quyết tâm “Nếu không có Hòa thì sẽ chỉ có thắng”.

“Chẳng còn Hòa thì vẫn còn Vương

Nên vẫn ngon nhưng lại vui như thường”

Ca từ hài hước, dí dỏm đúng chất FPT được thể hiện một cách sinh động bởi các diễn viên FPT Japan. Nhạc lấy từ bài “Sore ga daiji”. Cha đẻ của kịch bản cho rằng đây là bài quan trọng nhất vở kịch.

 

<p class="Normal" dir="ltr" style="text-align:justify;"> “FPT cờ đến tay Vương phất cao lên</p> <p class="Normal" dir="ltr" style="text-align:justify;"> Ta thắng luôn không Hòa”</p> <p class="Normal" dir="ltr" style="text-align:justify;"> Người FPT Japan tràn đầy niềm tin sẽ chinh phục những miền đất mới, tiến đến đẳng cấp thế giới.</p>

“FPT cờ đến tay Vương phất cao lên

Ta thắng luôn không Hòa”

Người FPT Japan tràn đầy niềm tin sẽ chinh phục những miền đất mới, tiến đến đẳng cấp thế giới.

<p class="Normal" dir="ltr" style="text-align:justify;"> Vở kịch đã đưa khán giả trải qua nhiều cung bậc cảm xúc thăng - trầm khác nhau.</p>

Vở kịch đã đưa khán giả trải qua nhiều cung bậc cảm xúc thăng - trầm khác nhau.

<p class="Normal" dir="ltr" style="text-align:justify;"> Theo đạo diễn vở kịch - anh Vũ Đình Thắng, “Hoà hay không Hoà” là một vở nhạc kịch đúng nghĩa, tức các nhân vật không cần thoại như kịch truyền thống mà tất cả được chuyển tải bằng giai điệu và ngôn từ trong các ca khúc. Anh cho rằng thường khi nói đến nhạc kịch thì chúng ta hay hình dung đó là nhạc và kịch, nhưng thực tế nhạc kịch lại là âm nhạc được biến chuyển thành một vở kịch truyền tải đầy đủ những ý nghĩa của biên kịch.</p> <p class="Normal" dir="ltr" style="text-align:justify;"> Với vở nhạc kịch lần này, biên kịch Đinh Tiến Dũng vô cùng khéo léo và thâm nhập được vào đời sống tinh thần của các nhân vật chính. Hơn thế nữa, anh Dũng cũng chỉ ra được những điều yêu thương nhỏ bé ẩn đằng sau mỗi lời tưởng chừng châm chọc, cười cợt. Đây chính là cái hay của STCo sau bao nhiêu thế hệ chắt lọc mới có được - một tổ chức được gây dựng nên từ những con người thực.</p> <p class="Normal" dir="ltr" style="text-align:justify;">  </p>

Theo đạo diễn vở kịch - anh Vũ Đình Thắng, “Hoà hay không Hoà” là một vở nhạc kịch đúng nghĩa, tức các nhân vật không cần thoại như kịch truyền thống mà tất cả được chuyển tải bằng giai điệu và ngôn từ trong các ca khúc. Anh cho rằng thường khi nói đến nhạc kịch thì chúng ta hay hình dung đó là nhạc và kịch, nhưng thực tế nhạc kịch lại là âm nhạc được biến chuyển thành một vở kịch truyền tải đầy đủ những ý nghĩa của biên kịch.

Với vở nhạc kịch lần này, biên kịch Đinh Tiến Dũng vô cùng khéo léo và thâm nhập được vào đời sống tinh thần của các nhân vật chính. Hơn thế nữa, anh Dũng cũng chỉ ra được những điều yêu thương nhỏ bé ẩn đằng sau mỗi lời tưởng chừng châm chọc, cười cợt. Đây chính là cái hay của STCo sau bao nhiêu thế hệ chắt lọc mới có được - một tổ chức được gây dựng nên từ những con người thực.

 

Xuân Phương

Ảnh: Quyên Nguyễn

Ý kiến

()