Chúng ta

Nhận lương 1.000 USD tại FPT Software không khó

Thứ tư, 19/8/2015 | 08:01 GMT+7

Theo Giám đốc Công nghệ FPT Software Lê Hồng Việt, mức lương cao không phụ thuộc vào độ tuổi. Nhiều thanh niên mới ra trường khi vào công ty làm việc sau 1-2 năm đã vượt qua mức nghìn USD, đặc biệt là những người trẻ, xuất sắc.

<p style="text-align:justify;"> Chiều ngày 18/8, Ngô Thùy Ngọc Tú, một trong 30 gương mặt trẻ dưới 30 tuổi nổi bật nhất Việt Nam, và Giám đốc Công nghệ FPT Software Lê Hồng Việt đã trao đổi về cơ hội việc làm, kỹ năng và bí quyết kiếm được công việc trên 1.000 USD với hơn 500 sinh viên công nghệ trên địa bàn Hà Nội. Đây là hoạt động trong lễ khởi động cuộc thi SMAC Challenge mùa thứ ba của tập đoàn.</p>

Chiều ngày 18/8, Ngô Thùy Ngọc Tú, một trong 30 gương mặt trẻ dưới 30 tuổi nổi bật nhất Việt Nam, và Giám đốc Công nghệ FPT Software Lê Hồng Việt đã trao đổi về cơ hội việc làm, kỹ năng và bí quyết kiếm được công việc trên 1.000 USD với hơn 500 sinh viên công nghệ trên địa bàn Hà Nội. Đây là hoạt động trong lễ khởi động cuộc thi SMAC Challenge mùa thứ ba của tập đoàn.

<p style="text-align:justify;"> Theo anh Việt, mục tiêu số một của sinh viên là phải học tốt. Bởi kết quả học tập chính là cánh cửa để ứng viên đến gần với nhà tuyển dụng. "Nếu thật sự xuất sắc, các bạn chắc chắn lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, học giỏi không đủ, không ai làm việc một mình, do đó, các bạn cần có khả năng cộng tác, tìm tòi tự học hỏi", anh nói. </p> <p style="text-align:justify;"> Riêng với ngành công nghệ, các sinh viên có lợi thế hơn là thông tin có mặt ở khắp mọi nơi. Ai cũng có thể học được ở bất cứ đâu, bất cứ nơi nào. Trong đó, biết và giỏi tiếng Anh là một lợi thế. Tuy nhiên, hiện nay, phần lớn CV của sinh viên mới ra trường chỉ gạch đầu dòng. Khắc phục điểm trừ này, sinh viên cần thể mô tả cụ thể những kỹ năng và kinh nghiệm của mình, giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về ứng viên. "Các bạn phải hiểu mình chính là những người bán hàng, đi bán trí tuệ để lấy lương, bán món hàng thật và đẹp, mô tả đủ tính chất tính năng của sản phẩm, cả điểm mạnh và điểm yếu".</p>

Theo anh Việt, mục tiêu số một của sinh viên là phải học tốt. Bởi kết quả học tập chính là cánh cửa để ứng viên đến gần với nhà tuyển dụng. "Nếu thật sự xuất sắc, các bạn chắc chắn lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, học giỏi không đủ, không ai làm việc một mình, do đó, các bạn cần có khả năng cộng tác, tìm tòi tự học hỏi", anh nói. 

Riêng với ngành công nghệ, các sinh viên có lợi thế hơn là thông tin có mặt ở khắp mọi nơi. Ai cũng có thể học được ở bất cứ đâu, bất cứ nơi nào. Trong đó, biết và giỏi tiếng Anh là một lợi thế. Tuy nhiên, hiện nay, phần lớn CV của sinh viên mới ra trường chỉ gạch đầu dòng. Khắc phục điểm trừ này, sinh viên cần thể mô tả cụ thể những kỹ năng và kinh nghiệm của mình, giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về ứng viên. "Các bạn phải hiểu mình chính là những người bán hàng, đi bán trí tuệ để lấy lương, bán món hàng thật và đẹp, mô tả đủ tính chất tính năng của sản phẩm, cả điểm mạnh và điểm yếu".

<p style="text-align:justify;"> Ngoài phần chia sẻ của anh Việt, sinh viên cũng dành quan tâm tới vấn đề khởi nghiệp (Startup) của diễn giả Ngô Thùy Ngọc Tú, thành viên sáng lập kiêm Giám đốc Phát triển và sáng tạo của Công ty CP Giáo dục Yola. Theo chị Tú, mỗi sinh viên có thể có nhiều định hướng khác nhau sau khi ra  trường, điều quan trọng là cần xác định những mục tiêu dài hạn, ngắn hạn. "Đa số công ty khởi nghiệp tỷ lệ thất bại nhiều. Với riêng Tú, năm đầu tiên Yola làm mạng xã hội trực tuyến nhưng không thành công nên đã đổi hướng đưa Yola trở thành trung tâm đào tạo cho sinh viên đi du học tốt nhất Việt Nam. Hiện Yola có 6 trung tâm trên cả nước".</p>

Ngoài phần chia sẻ của anh Việt, sinh viên cũng dành quan tâm tới vấn đề khởi nghiệp (Startup) của diễn giả Ngô Thùy Ngọc Tú, thành viên sáng lập kiêm Giám đốc Phát triển và sáng tạo của Công ty CP Giáo dục Yola. Theo chị Tú, mỗi sinh viên có thể có nhiều định hướng khác nhau sau khi ra  trường, điều quan trọng là cần xác định những mục tiêu dài hạn, ngắn hạn. "Đa số công ty khởi nghiệp tỷ lệ thất bại nhiều. Với riêng Tú, năm đầu tiên Yola làm mạng xã hội trực tuyến nhưng không thành công nên đã đổi hướng đưa Yola trở thành trung tâm đào tạo cho sinh viên đi du học tốt nhất Việt Nam. Hiện Yola có 6 trung tâm trên cả nước".

<p style="text-align:justify;"> Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hiện có hơn 160.000 cử nhân, thạc sĩ đang thất nghiệp. Trong khi đó, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp vẫn rất lớn, đặc biệt trong lĩnh vực CNTT. Tại FPT Software, mỗi năm đơn vị cần tuyển từ 3.000 đến 4.000 người, trong đó có khoảng 500-1.000 vị trí công việc liên quan đến công nghệ SMAC. Để tìm kiếm nhân lực, các doanh nghiệp CNTT thường xuyên có những hoạt động đào tạo, giới thiệu ngay tại các trường học. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp còn tổ chức các cuộc thi để sinh viên có thể trải nghiệm công nghệ mới, đào tạo thêm kỹ năng làm việc thực tế, qua đó tuyển chọn được nhân lực có chất lượng. </p>

Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hiện có hơn 160.000 cử nhân, thạc sĩ đang thất nghiệp. Trong khi đó, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp vẫn rất lớn, đặc biệt trong lĩnh vực CNTT. Tại FPT Software, mỗi năm đơn vị cần tuyển từ 3.000 đến 4.000 người, trong đó có khoảng 500-1.000 vị trí công việc liên quan đến công nghệ SMAC. Để tìm kiếm nhân lực, các doanh nghiệp CNTT thường xuyên có những hoạt động đào tạo, giới thiệu ngay tại các trường học. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp còn tổ chức các cuộc thi để sinh viên có thể trải nghiệm công nghệ mới, đào tạo thêm kỹ năng làm việc thực tế, qua đó tuyển chọn được nhân lực có chất lượng. 

<p style="text-align:justify;"> Sau phần chia sẻ của diễn giả là lễ khởi động cuộc thi SMAC Challenge 2015 do Tập đoàn FPT tổ chức. Với chủ đề "Số hóa giọng nói", SMAC Challenge 2015 là cuộc thi đầu tiên tại Việt Nam tìm kiếm và phát triển các ý tưởng công nghệ tương tác bằng giọng nói. Tổng giá trị giải thưởng là 250 triệu đồng (bao gồm tiền mặt và nhiều giải thưởng bằng hiện vật). Ngoài ra, cuộc thi còn mang đến cho thí sinh nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực công nghệ mới, cơ hội được Quỹ FPT Ventures rót vốn đầu tư.</p>

Sau phần chia sẻ của diễn giả là lễ khởi động cuộc thi SMAC Challenge 2015 do Tập đoàn FPT tổ chức. Với chủ đề "Số hóa giọng nói", SMAC Challenge 2015 là cuộc thi đầu tiên tại Việt Nam tìm kiếm và phát triển các ý tưởng công nghệ tương tác bằng giọng nói. Tổng giá trị giải thưởng là 250 triệu đồng (bao gồm tiền mặt và nhiều giải thưởng bằng hiện vật). Ngoài ra, cuộc thi còn mang đến cho thí sinh nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực công nghệ mới, cơ hội được Quỹ FPT Ventures rót vốn đầu tư.

<p> BTC mời đại diện sinh viên các trường thuộc khối ngành công nghệ tại Hà Nội lên tham gia trò chơi với nhiều câu hỏi quanh chủ đề của cuộc thi.</p>

BTC mời đại diện sinh viên các trường thuộc khối ngành công nghệ tại Hà Nội lên tham gia trò chơi với nhiều câu hỏi quanh chủ đề của cuộc thi.

<p style="text-align:justify;"> Cao Anh Quân, sinh viên Aptech, đánh giá, SMAC Challenge là cuộc thi rất hay vì áp dụng nhiều công nghệ mới vào cuộc sống, cũng như mở ra cơ hội xây dựng Startup cho các bạn trẻ hoặc cơ hội việc làm có thu nhập cao. Tham gia cuộc thi năm nay, nhóm của Quân đang tìm thêm thành viên và bắt đầu suy nghĩ về ý tưởng cho chủ đề Số hóa giọng nói. Về buổi chia sẻ của diễn giả, Quân đã tự rút ra cho mình một số kinh nghiệm khi viết CV. </p>

Cao Anh Quân, sinh viên Aptech, đánh giá, SMAC Challenge là cuộc thi rất hay vì áp dụng nhiều công nghệ mới vào cuộc sống, cũng như mở ra cơ hội xây dựng Startup cho các bạn trẻ hoặc cơ hội việc làm có thu nhập cao. Tham gia cuộc thi năm nay, nhóm của Quân đang tìm thêm thành viên và bắt đầu suy nghĩ về ý tưởng cho chủ đề Số hóa giọng nói. Về buổi chia sẻ của diễn giả, Quân đã tự rút ra cho mình một số kinh nghiệm khi viết CV. 

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> <span>SMAC Challenge là cuộc thi viết ứng dụng công nghệ thường niên, dành cho các bạn trẻ, do Tập đoàn FPT tổ chức. Sau 2 năm, cuộc thi đã thu hút được hàng nghìn thanh niên trên địa bàn Hà Nội tham gia. Năm 2015, FPT mở rộng phạm vi cuộc thi ra toàn quốc. Cuộc thi được tài trợ bởi Công ty HP Việt Nam (tài trợ Bạc) và Công ty Asus Việt Nam (tài trợ Đồng).</span></p> <p class="Normal"> Từ nay đến hết ngày 31/8, các bạn trẻ yêu thích công nghệ từ 18-30 tuổi trên toàn quốc có thể gửi đăng ký ý tưởng về cuộc thi SMAC Challenge 2015. Chủ đề năm nay là “Số hóa giọng nói”.</p> <p class="Normal" style="text-align:justify;"> <span>Năm 2014, đội FU-Agile (ĐH FPT) đã giành giải nhất SMAC Challenge. Trước đó, năm 2013, đội SRC PTIT đến từ Học viện Bưu chính Viễn thông đã trở thành nhà vô địch của SMAC Challenge mùa đầu tiên.</span></p>

SMAC Challenge là cuộc thi viết ứng dụng công nghệ thường niên, dành cho các bạn trẻ, do Tập đoàn FPT tổ chức. Sau 2 năm, cuộc thi đã thu hút được hàng nghìn thanh niên trên địa bàn Hà Nội tham gia. Năm 2015, FPT mở rộng phạm vi cuộc thi ra toàn quốc. Cuộc thi được tài trợ bởi Công ty HP Việt Nam (tài trợ Bạc) và Công ty Asus Việt Nam (tài trợ Đồng).

Từ nay đến hết ngày 31/8, các bạn trẻ yêu thích công nghệ từ 18-30 tuổi trên toàn quốc có thể gửi đăng ký ý tưởng về cuộc thi SMAC Challenge 2015. Chủ đề năm nay là “Số hóa giọng nói”.

Năm 2014, đội FU-Agile (ĐH FPT) đã giành giải nhất SMAC Challenge. Trước đó, năm 2013, đội SRC PTIT đến từ Học viện Bưu chính Viễn thông đã trở thành nhà vô địch của SMAC Challenge mùa đầu tiên.

Tiểu Thanh

Ý kiến

()