Chúng ta

Lịch sử Apple qua ảnh: Hồi sinh từ đống tro tàn

Thứ tư, 3/5/2017 | 18:18 GMT+7

Sự ra đi của Steve Jobs khiến Apple trở nên lao đao và cũng chính nhờ sự trở về của ông, Apple mới có thể vùng dậy và trở thành gã khổng lồ ngành công nghệ như ngày nay.

<p class="Normal"> Sau khi Steve Jobs rời khỏi đội ngũ Apple, Steve Wozniak (giữa) cũng quyết định rời bỏ công ty này không lâu sau đó. Chia sẻ lý do kết thúc công việc tại đây, ông nói rằng, đã từ lâu Apple đã không còn khiến mình cảm hứng làm việc và rằng công ty này đang ngày càng đi sai hướng. Ông cũng bán toàn bộ cổ phiếu tại Apple trước khi đi theo con đường sự nghiệp riêng.</p>

Sau khi Steve Jobs rời khỏi đội ngũ Apple, Steve Wozniak (giữa) cũng quyết định rời bỏ công ty này không lâu sau đó. Chia sẻ lý do kết thúc công việc tại đây, ông nói rằng, đã từ lâu Apple đã không còn khiến mình cảm hứng làm việc và rằng công ty này đang ngày càng đi sai hướng. Ông cũng bán toàn bộ cổ phiếu tại Apple trước khi đi theo con đường sự nghiệp riêng.

<p class="Normal"> Khi cả hai Steve ra đi, John Sculley dường như nắm trong tay cả vận mệnh của Apple. Thời gian đầu, khi mọi thứ vẫn còn khá khả quan, Apple cho ra mắt sản phẩm máy tính xách tay PowerBook và hệ điều hành System 7 vào năm 1991.<br /> Hệ điều hành System 7 đánh dấu bước ngoặt lớn cho Apple khi trở thành hệ điều hành màu đầu tiên cho các máy Macintosh, cho đến khi hệ điều hành OS X ra đời năm 2001.</p>

Khi cả hai Steve ra đi, John Sculley dường như nắm trong tay cả vận mệnh của Apple. Thời gian đầu, khi mọi thứ vẫn còn khá khả quan, Apple cho ra mắt sản phẩm máy tính xách tay PowerBook và hệ điều hành System 7 vào năm 1991.
Hệ điều hành System 7 đánh dấu bước ngoặt lớn cho Apple khi trở thành hệ điều hành màu đầu tiên cho các máy Macintosh, cho đến khi hệ điều hành OS X ra đời năm 2001.

<p class="Normal"> Thập niên 90 chứng kiến không ít khó khăn của Apple khi công ty này phải chật vật nhằm giữ vững vị trí trong thị trường máy tính đang không ngừng thay đổi. Đáng buồn là những nỗ lực đó đều không đem lại kết quả khả quan. Thậm chí "đứa con tinh thần" của John Sculley - máy tính bảng Newton MessagePad ra đời năm 1993 - bị coi là cú chuyển mình tệ hại nhất trong lịch sử Apple.<br /> Được tung ra thị trường với sứ mệnh mở đường cho khái niệm "trợ lý cá nhân kỹ thuật số", tuy nhiên, sản phẩm này lại có doanh số cực kỳ đáng thất vọng bởi giá bán quá cao - 700 USD, cùng những tính năng không thực sự ấn tượng.</p>

Thập niên 90 chứng kiến không ít khó khăn của Apple khi công ty này phải chật vật nhằm giữ vững vị trí trong thị trường máy tính đang không ngừng thay đổi. Đáng buồn là những nỗ lực đó đều không đem lại kết quả khả quan. Thậm chí "đứa con tinh thần" của John Sculley - máy tính bảng Newton MessagePad ra đời năm 1993 - bị coi là cú chuyển mình tệ hại nhất trong lịch sử Apple.
Được tung ra thị trường với sứ mệnh mở đường cho khái niệm "trợ lý cá nhân kỹ thuật số", tuy nhiên, sản phẩm này lại có doanh số cực kỳ đáng thất vọng bởi giá bán quá cao - 700 USD, cùng những tính năng không thực sự ấn tượng.

<p class="Normal"> Thế nhưng, không chịu rút kinh nghiệm từ sai lầm trước đó, CEO John Sculley vẫn tiếp tục giẫm vào vết xe đổ của chính mình khi dành quá nhiều thời gian, công sức và tiền bạc nhằm đưa hệ điều hành System 7 vào bộ vi xử lý PowerPCc hoàn toàn mới của IBM/Motorola, thay vì bộ xử lý Intel đang rất được ưa chuộng lúc bấy giờ bởi giá thành phải chăng và dễ sử dụng.</p>

Thế nhưng, không chịu rút kinh nghiệm từ sai lầm trước đó, CEO John Sculley vẫn tiếp tục giẫm vào vết xe đổ của chính mình khi dành quá nhiều thời gian, công sức và tiền bạc nhằm đưa hệ điều hành System 7 vào bộ vi xử lý PowerPCc hoàn toàn mới của IBM/Motorola, thay vì bộ xử lý Intel đang rất được ưa chuộng lúc bấy giờ bởi giá thành phải chăng và dễ sử dụng.

<p class="Normal"> Đối ngược với Apple, ở cùng thời điểm đó, sức ảnh hưởng của Microsoft lại ngày một rõ nét trên thị trường máy tính. Trong khi các dòng máy tính Macintosh chỉ cung cấp cho người dùng một thư viện phần mềm khá ít ỏi với mức giá cao, thì Microsoft lại thu về nhiều cảm tình hơn khi đánh trúng tâm lý người dùng phổ thông với hệ điều hành Windows 3.0 giá rẻ và dễ sử dụng.</p>

Đối ngược với Apple, ở cùng thời điểm đó, sức ảnh hưởng của Microsoft lại ngày một rõ nét trên thị trường máy tính. Trong khi các dòng máy tính Macintosh chỉ cung cấp cho người dùng một thư viện phần mềm khá ít ỏi với mức giá cao, thì Microsoft lại thu về nhiều cảm tình hơn khi đánh trúng tâm lý người dùng phổ thông với hệ điều hành Windows 3.0 giá rẻ và dễ sử dụng.

<p class="Normal"> Với hàng loạt báo cáo đáng thất vọng từ việc kinh doanh, hội đồng quản trị của Apple nhận thấy CEO John Sculley đã chưa làm tròn trách nhiệm. Kết quả là ngay sau khi Apple không đạt được chỉ tiêu lợi nhuận quý đầu năm 1993, John Sculley đã bị sa thải, và Michael Spindler được bổ nhiệm vào vị trí CEO.<br /> Năm 1994, máy tính Macintosh đầu tiên chạy bộ vi xử lý PowerPC đã được bán ra thị trường. Tuy nhiên, may mắn lại chưa mỉm cười với Apple khi bị ánh hào quang của Microsoft lúc bấy giờ che khuất. Cuối cùng, sau thất bại trong đàm phán sáp nhập với hàng loạt tập đoàn công nghệ lớn như IBM, Sun MicroSystems và Philips, Hội đồng quản trị Apple đã nhất trí đưa Gil Amelio lên thay thế CEO đương nhiệm vào năm 1996. Trong ảnh: Gil Amelio, CEO thứ 5 của Apple.</p>

Với hàng loạt báo cáo đáng thất vọng từ việc kinh doanh, hội đồng quản trị của Apple nhận thấy CEO John Sculley đã chưa làm tròn trách nhiệm. Kết quả là ngay sau khi Apple không đạt được chỉ tiêu lợi nhuận quý đầu năm 1993, John Sculley đã bị sa thải, và Michael Spindler được bổ nhiệm vào vị trí CEO.
Năm 1994, máy tính Macintosh đầu tiên chạy bộ vi xử lý PowerPC đã được bán ra thị trường. Tuy nhiên, may mắn lại chưa mỉm cười với Apple khi bị ánh hào quang của Microsoft lúc bấy giờ che khuất. Cuối cùng, sau thất bại trong đàm phán sáp nhập với hàng loạt tập đoàn công nghệ lớn như IBM, Sun MicroSystems và Philips, Hội đồng quản trị Apple đã nhất trí đưa Gil Amelio lên thay thế CEO đương nhiệm vào năm 1996. Trong ảnh: Gil Amelio, CEO thứ 5 của Apple.

<p class="Normal"> Mặc dù vậy, Apple dưới nhiệm kỳ của Amelio cũng không có quá nhiều thành tựu đáng chú ý. Thậm chí, không ít lần công ty này phải đối mặt với nguy cơ đứng bên bờ vực phá sản khi giá cổ phiếu bất ngờ sụt giảm ở mức thấp nhất trong vòng 12 năm, nguyên cớ chủ yếu đến từ sự ra đi của Steve Jobs sau khi ông bán lại toàn bộ 1,5 triệu cổ phiếu Apple chỉ trong một phiên giao dịch.<br /> Tuy nhiên, may mắn thay, Amelio đã đưa ra một quyết định vô cùng sáng suốt khi mua lại công ty máy tính NeXT của Steve Jobs với giá 429 triệu USD. Đây đồng thời cũng là cách nhanh nhất để đưa bộ óc thiên tài này quay trở lại nhằm vực dậy Apple.</p>

Mặc dù vậy, Apple dưới nhiệm kỳ của Amelio cũng không có quá nhiều thành tựu đáng chú ý. Thậm chí, không ít lần công ty này phải đối mặt với nguy cơ đứng bên bờ vực phá sản khi giá cổ phiếu bất ngờ sụt giảm ở mức thấp nhất trong vòng 12 năm, nguyên cớ chủ yếu đến từ sự ra đi của Steve Jobs sau khi ông bán lại toàn bộ 1,5 triệu cổ phiếu Apple chỉ trong một phiên giao dịch.
Tuy nhiên, may mắn thay, Amelio đã đưa ra một quyết định vô cùng sáng suốt khi mua lại công ty máy tính NeXT của Steve Jobs với giá 429 triệu USD. Đây đồng thời cũng là cách nhanh nhất để đưa bộ óc thiên tài này quay trở lại nhằm vực dậy Apple.

<p class="Normal"> Vào ngày 4/7 năm đó, Steve Jobs đã lên tiếng muốn chứng tỏ khả năng của bản thân, nhằm thuyết phục ban điều hành Apple nhận ra và bổ nhiệm ông làm CEO tạm thời. CEO Gil Amelio từ chức không lâu sau đó, tạo cơ hội cho Steve Jobs nắm lấy và lèo lái con thuyền Apple.</p>

Vào ngày 4/7 năm đó, Steve Jobs đã lên tiếng muốn chứng tỏ khả năng của bản thân, nhằm thuyết phục ban điều hành Apple nhận ra và bổ nhiệm ông làm CEO tạm thời. CEO Gil Amelio từ chức không lâu sau đó, tạo cơ hội cho Steve Jobs nắm lấy và lèo lái con thuyền Apple.

<p class="Normal"> Chiến dịch quảng cáo đầy ấn tượng <strong>"Think Different"</strong> (Nghĩ khác đi) của Apple được triển khai vào năm 1997, với sự góp mặt của hàng loạt nghệ sĩ và nhà khoa học nổi tiếng. Tên gọi của chiến dịch này cũng chính là châm ngôn làm việc của Steve Jobs trong mọi thời kỳ, cho dù có làm việc ở Apple hay bất kỳ nơi nào khác.</p>

Chiến dịch quảng cáo đầy ấn tượng "Think Different" (Nghĩ khác đi) của Apple được triển khai vào năm 1997, với sự góp mặt của hàng loạt nghệ sĩ và nhà khoa học nổi tiếng. Tên gọi của chiến dịch này cũng chính là châm ngôn làm việc của Steve Jobs trong mọi thời kỳ, cho dù có làm việc ở Apple hay bất kỳ nơi nào khác.

<p class="Normal"> Dưới bàn tay lãnh đạo của Steve Jobs, Apple vẫn duy trì mối quan hệ "thân tình" với Microsoft, nơi đã rót một khoản vốn đầu tư khổng lồ trị giá 150 triệu USD cho Apple vào năm 1997. Thời gian này cũng đánh dấu sự tin tưởng của Steve Jobs dành cho khiếu thẩm mỹ của Jony Ive - người có nhiệm vụ thiết kế toàn bộ cho mẫu máy tính iMac ra đời năm 1998.<br /> Cho đến năm 2001, Apple giới thiệu hệ điều hành Mac OS X, dựa trên những gì Steve Jobs đã nghiên cứu khi còn điều hành công ty máy tính NeXT. Thành công rực rỡ của Mac OS X dần dần che lấp những con số đáng thất vọng trong quá khứ của System 7, đưa Mac OS X trở thành một trong những hệ điều hành phổ biến nhất trên thế giới.</p>

Dưới bàn tay lãnh đạo của Steve Jobs, Apple vẫn duy trì mối quan hệ "thân tình" với Microsoft, nơi đã rót một khoản vốn đầu tư khổng lồ trị giá 150 triệu USD cho Apple vào năm 1997. Thời gian này cũng đánh dấu sự tin tưởng của Steve Jobs dành cho khiếu thẩm mỹ của Jony Ive - người có nhiệm vụ thiết kế toàn bộ cho mẫu máy tính iMac ra đời năm 1998.
Cho đến năm 2001, Apple giới thiệu hệ điều hành Mac OS X, dựa trên những gì Steve Jobs đã nghiên cứu khi còn điều hành công ty máy tính NeXT. Thành công rực rỡ của Mac OS X dần dần che lấp những con số đáng thất vọng trong quá khứ của System 7, đưa Mac OS X trở thành một trong những hệ điều hành phổ biến nhất trên thế giới.

<p class="Normal"> Và đương nhiên, chiến thắng rực rỡ nhất của Apple đã thuộc về tay Steve Jobs với dòng sản phẩm có sức ảnh hưởng ngoạn mục - iPhone. Ra mắt lần đầu tiên năm 2007, đây không chỉ là thành tựu đáng tự hào nhất của Apple, mà còn là bước ngoặt đáng ghi nhớ trong lịch sử chế tạo smartphone của thế giới. Với iPhone, thành công liên tiếp tìm đến và đưa Apple trở thành thương hiệu có giá trị nhất thế giới trong nhiều năm.</p>

Và đương nhiên, chiến thắng rực rỡ nhất của Apple đã thuộc về tay Steve Jobs với dòng sản phẩm có sức ảnh hưởng ngoạn mục - iPhone. Ra mắt lần đầu tiên năm 2007, đây không chỉ là thành tựu đáng tự hào nhất của Apple, mà còn là bước ngoặt đáng ghi nhớ trong lịch sử chế tạo smartphone của thế giới. Với iPhone, thành công liên tiếp tìm đến và đưa Apple trở thành thương hiệu có giá trị nhất thế giới trong nhiều năm.

Đức Anh (theo Business Insider

Ý kiến

()