Chúng ta

Chiếc vé đầu tiên vào chung kết Cuộc đua số tìm được chủ nhân

Chủ nhật, 8/1/2017 | 06:52 GMT+7

Sau hơn 2 giờ đọ sức, Techcolor xuất sắc giành chiến thắng và trở thành đại diện của trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội tham dự vòng chung kết Cuộc đua số 2016.

<p class="Normal"> Cuộc đua số 2016 với chủ đề “Xe không người lái” đã thu hút hơn 500 sinh viên (149 đội) đến từ 26 trường đại học trên cả nước. Sẽ có 8 cuộc thi vòng bảng được tổ chức tại các trường nhằm tìm ra chủ nhân cho các tấm vé tranh tài tại vòng chung kết. Trận đấu vòng bảng tìm kiếm đại diện trường đầu tiên diễn ra ngày 6/1 tại hội trường 3G3, Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đông đảo cổ động viên gồm bạn bè và người thân đã tới để cổ vũ cho 7 đội tham gia. </p>

Cuộc đua số 2016 với chủ đề “Xe không người lái” đã thu hút hơn 500 sinh viên (149 đội) đến từ 26 trường đại học trên cả nước. Sẽ có 8 cuộc thi vòng bảng được tổ chức tại các trường nhằm tìm ra chủ nhân cho các tấm vé tranh tài tại vòng chung kết. Trận đấu vòng bảng tìm kiếm đại diện trường đầu tiên diễn ra ngày 6/1 tại hội trường 3G3, Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đông đảo cổ động viên gồm bạn bè và người thân đã tới để cổ vũ cho 7 đội tham gia. 

<p class="Normal"> Đồng hành các thí sinh trong cuộc thi là bộ ba giám khảo, những người có chuyên môn sâu rộng trong lĩnh vực khoa học công nghệ: Tiến sĩ Phạm Minh Triển - Phó phòng công nghệ và hợp tác phát triển Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), Tiến sĩ Đỗ Thanh Hà - chuyên gia nghiên cứu tại Viện Công nghệ FPT, và anh Tô Văn Khánh - Giảng viên bộ môn công nghệ phần mềm tại Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội). </p>

Đồng hành các thí sinh trong cuộc thi là bộ ba giám khảo, những người có chuyên môn sâu rộng trong lĩnh vực khoa học công nghệ: Tiến sĩ Phạm Minh Triển - Phó phòng công nghệ và hợp tác phát triển Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), Tiến sĩ Đỗ Thanh Hà - chuyên gia nghiên cứu tại Viện Công nghệ FPT, và anh Tô Văn Khánh - Giảng viên bộ môn công nghệ phần mềm tại Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội). 

<p class="Normal"> Cuộc thi còn chào đón sự góp mặt của các khách mời gồm: Anh Phạm Bảo Sơn - Phó hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), a<span>nh Lê Hồng Việt - Giám đốc Công nghệ tập đoàn FPT, chị Bùi Nguyễn Phương Châu - Trưởng ban Truyền thông FPT. </span></p> <p class="Normal"> Phát biểu tại lễ khai mạc, anh Lê Hồng Việt chia sẻ "xuất phát từ tầm nhìn và hy vọng trong vòng 5 năm nữa mọi người có thể được chứng kiến một chiếc xe tự hành hoạt động trong những pham vi nhất định, tập đoàn FPT tổ chức cuộc thi này với mong muốn tạo ra một môi trường để các bạn sinh viên có cơ hội được thử thách và tiếp thu thêm nhiều kiến thức về khoa học công nghệ đồng thời có thể tìm kiếm thêm nhiều thí sinh tài năng có thể nghiên cứu và cống hiến cho quá trình hoàn thành tàm nhìn này".</p>

Cuộc thi còn chào đón sự góp mặt của các khách mời gồm: Anh Phạm Bảo Sơn - Phó hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), anh Lê Hồng Việt - Giám đốc Công nghệ tập đoàn FPT, chị Bùi Nguyễn Phương Châu - Trưởng ban Truyền thông FPT. 

Phát biểu tại lễ khai mạc, anh Lê Hồng Việt chia sẻ "xuất phát từ tầm nhìn và hy vọng trong vòng 5 năm nữa mọi người có thể được chứng kiến một chiếc xe tự hành hoạt động trong những pham vi nhất định, tập đoàn FPT tổ chức cuộc thi này với mong muốn tạo ra một môi trường để các bạn sinh viên có cơ hội được thử thách và tiếp thu thêm nhiều kiến thức về khoa học công nghệ đồng thời có thể tìm kiếm thêm nhiều thí sinh tài năng có thể nghiên cứu và cống hiến cho quá trình hoàn thành tàm nhìn này".

<p class="Normal"> Cuộc thi được chia làm 2 giai đoạn. Ở giai đoạn 1, Ban tổ chức cung cấp 5 video với điều kiện ánh sáng khác nhau, có mức độ khó và độ nhiễu khác nhau ghi lại hình ảnh các đoạn đường. Từ video này, các đội thi sử dụng những thuật toán phù hợp, trong thời gian một tuần phải lập trình để đưa ra file tọa độ tâm đường và video mới nhận diện được đoạn đường mà xe di chuyển theo mẫu yêu cầu của Ban tổ chức.</p>

Cuộc thi được chia làm 2 giai đoạn. Ở giai đoạn 1, Ban tổ chức cung cấp 5 video với điều kiện ánh sáng khác nhau, có mức độ khó và độ nhiễu khác nhau ghi lại hình ảnh các đoạn đường. Từ video này, các đội thi sử dụng những thuật toán phù hợp, trong thời gian một tuần phải lập trình để đưa ra file tọa độ tâm đường và video mới nhận diện được đoạn đường mà xe di chuyển theo mẫu yêu cầu của Ban tổ chức.

<p class="Normal"> 7 đội tranh tài có 30 phút để gửi sản phẩm của mình lên Ban tổ chức. Sản phẩm của các đội gồm 2 phần: Video xác định tọa độ tâm đường, vạch hai bên đường và File tọa độ đường. Ban giám khảo sẽ đánh giá năng lực xử lý ảnh dựa trên độ chênh lệch sai số giữa file dữ liệu mẫu và file tọa độ tâm đường do các đội đưa ra và thời gian xử lý thuật toán được tính từ thời điểm nhập file video vào phần mềm đến khi đưa ra video kết quả (tính theo đơn vị giây). Tại mỗi điểm tổ chức, Ban giám khảo chọn ra 4 đội thi có điểm cao nhất (file tọa độ tâm đường có độ chênh lệch ít nhất và thời gian xử lý thuật toán ngắn nhất) để tham dự vòng sân khấu.<br /> Bốn đội Go Green, Dragon Nation, TechColor và Carebro đã xuất sắc kết thúc giai đoạn đầu tiên với chênh lệch sai số bé nhất, cùng nhau bước vào giai đoạn 2.</p>

7 đội tranh tài có 30 phút để gửi sản phẩm của mình lên Ban tổ chức. Sản phẩm của các đội gồm 2 phần: Video xác định tọa độ tâm đường, vạch hai bên đường và File tọa độ đường. Ban giám khảo sẽ đánh giá năng lực xử lý ảnh dựa trên độ chênh lệch sai số giữa file dữ liệu mẫu và file tọa độ tâm đường do các đội đưa ra và thời gian xử lý thuật toán được tính từ thời điểm nhập file video vào phần mềm đến khi đưa ra video kết quả (tính theo đơn vị giây). Tại mỗi điểm tổ chức, Ban giám khảo chọn ra 4 đội thi có điểm cao nhất (file tọa độ tâm đường có độ chênh lệch ít nhất và thời gian xử lý thuật toán ngắn nhất) để tham dự vòng sân khấu.
Bốn đội Go Green, Dragon Nation, TechColor và Carebro đã xuất sắc kết thúc giai đoạn đầu tiên với chênh lệch sai số bé nhất, cùng nhau bước vào giai đoạn 2.

<p> Giai đoạn 2 (vòng thi sân khấu), ban giám khảo tiếp tục kiểm tra các đội thi về năng lực xử lý hình ảnh và kỹ năng thành thạo công cụ (lập trình nhanh) thông qua video trình chiếu kết quả lập trình ở giai đoạn 1 và sau đó là 3 đề bài với mức độ khó tăng dần và công cụ thực hiện.  </p>

Giai đoạn 2 (vòng thi sân khấu), ban giám khảo tiếp tục kiểm tra các đội thi về năng lực xử lý hình ảnh và kỹ năng thành thạo công cụ (lập trình nhanh) thông qua video trình chiếu kết quả lập trình ở giai đoạn 1 và sau đó là 3 đề bài với mức độ khó tăng dần và công cụ thực hiện.  

<p> Bằng cách sử dụng ngôn ngữ lập trình C++, cả 4 đội đã vượt qua thử thách đầu tiên một cách nhanh chóng và giành trọn vẹn 30 điểm từ ban giám khảo. </p>

Bằng cách sử dụng ngôn ngữ lập trình C++, cả 4 đội đã vượt qua thử thách đầu tiên một cách nhanh chóng và giành trọn vẹn 30 điểm từ ban giám khảo. 

<p> Tuy nhiên đề bài thứ 2 và thứ 3 đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các thí sinh. Chỉ có một trong 4 đội có thể hoàn thành đúng thời gian nhưng kết quả đưa ra cũng chưa đạt yêu cầu của ban tổ chức. </p>

Tuy nhiên đề bài thứ 2 và thứ 3 đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các thí sinh. Chỉ có một trong 4 đội có thể hoàn thành đúng thời gian nhưng kết quả đưa ra cũng chưa đạt yêu cầu của ban tổ chức. 

<p> Khán giả cũng có cơ hội được tham gia chương trình qua các câu hỏi kiểm tra kiến thức về khoa học công nghệ. Rất nhiều câu trả lời thú vị khiến cho khán phòng luôn rộn ràng tiếng cười. </p>

Khán giả cũng có cơ hội được tham gia chương trình qua các câu hỏi kiểm tra kiến thức về khoa học công nghệ. Rất nhiều câu trả lời thú vị khiến cho khán phòng luôn rộn ràng tiếng cười. 

<p> Sau hơn 2 giờ thi đấu đầy căng thẳng, Techcolor gồm những thành viên đang theo học tại các khoa tự động hóa, công nghệ máy tính và công nghệ thông tin ở trường Đại học Công nghệ đã xuất sắc cán đích ở vị trí cao nhất, qua đó giành chiếc vé đầu tiên vào vòng chung kết Cuộc đua số 2016.</p> <p> Thu Phương, thành viên nữ duy nhất của đội, chia sẻ về cảm xúc của mình sau khi nhận giải: "Em cảm thấy rất vui và bất ngờ khi đội mình giành giải Nhất. Các đối thủ hôm nay đều mạnh, đặc biệt là đội xếp thứ hai. Nếu cả đội mắc bất cứ sai lầm nào trong phần thi thứ hai, có lẽ chúng em đã không giành chiến thắng. Chúng em cần chuẩn bị kỹ càng hơn cho vòng chung kết sắp tới".<br />  </p>

Sau hơn 2 giờ thi đấu đầy căng thẳng, Techcolor gồm những thành viên đang theo học tại các khoa tự động hóa, công nghệ máy tính và công nghệ thông tin ở trường Đại học Công nghệ đã xuất sắc cán đích ở vị trí cao nhất, qua đó giành chiếc vé đầu tiên vào vòng chung kết Cuộc đua số 2016.

Thu Phương, thành viên nữ duy nhất của đội, chia sẻ về cảm xúc của mình sau khi nhận giải: "Em cảm thấy rất vui và bất ngờ khi đội mình giành giải Nhất. Các đối thủ hôm nay đều mạnh, đặc biệt là đội xếp thứ hai. Nếu cả đội mắc bất cứ sai lầm nào trong phần thi thứ hai, có lẽ chúng em đã không giành chiến thắng. Chúng em cần chuẩn bị kỹ càng hơn cho vòng chung kết sắp tới".
 

<p> Thầy Tô Văn Khánh, giảng viên bộ môn Công nghệ phần mềm và cũng là Bí thư Đoàn trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, chia sẻ: "Cuộc đua số là một cuộc thi rất có ý nghĩa với sinh viên ĐH Công Nghệ. Các bạn vô cùng hào hứng tham gia. Đại diện các đội thi hôm nay là những gương mặt xuất sắc của trường. Dù cuộc thi diễn ra trùng ngày kiểm tra học kỳ của trường, các bạn không có nhiều thời gian chuẩn bị, nhưng tôi đánh giá cao tinh thần hết mình của các bạn".<br /><br /> Cuộc đua số sẽ diễn ra từ tháng 11/2016 đến tháng 4/2017, được mở rộng cho tất cả sinh viên yêu thích công nghệ trên cả nước. Các đội từ 3-5 thành viên, trải qua hai vòng thi gồm sơ khảo tại trường và chung khảo do FPT tổ chức. FPT sẽ cấp xe ô tô mô hình được thiết lập và trang bị mã nguồn mở cho 8 đội xuất sắc tại vòng sơ khảo được chọn vào chung kết để lập trình cho xe. Xe sẽ được chạy đua trên sa hình mô phỏng đường phố tại Việt Nam tại trận chung kết diễn ra vào trung tuần tháng 4/2017.<br /> Tham gia cuộc thi, sinh viên được ứng dụng các công nghệ mới nhất; đào tạo và thực hành các kỹ năng cần thiết cho quá trình làm việc; học hỏi những chuyên gia công nghệ hàng đầu của Việt Nam. Đặc biệt, đội giành giải Nhất còn có cơ hội gặp gỡ các chuyên gia công nghệ của Google tại thung lũng Silicon (Mỹ). FPT cũng tặng 50 triệu đồng cho trường đại học có đội thi xuất sắc kèm theo nhiều giải thưởng giá trị khác. Ngoài ra, tập đoàn sẽ trao cơ hội cho những sinh viên tài năng được trực tiếp tham gia vào các dự án công nghệ với khách hàng hàng đầu trên thế giới.</p>

Thầy Tô Văn Khánh, giảng viên bộ môn Công nghệ phần mềm và cũng là Bí thư Đoàn trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, chia sẻ: "Cuộc đua số là một cuộc thi rất có ý nghĩa với sinh viên ĐH Công Nghệ. Các bạn vô cùng hào hứng tham gia. Đại diện các đội thi hôm nay là những gương mặt xuất sắc của trường. Dù cuộc thi diễn ra trùng ngày kiểm tra học kỳ của trường, các bạn không có nhiều thời gian chuẩn bị, nhưng tôi đánh giá cao tinh thần hết mình của các bạn".

Cuộc đua số sẽ diễn ra từ tháng 11/2016 đến tháng 4/2017, được mở rộng cho tất cả sinh viên yêu thích công nghệ trên cả nước. Các đội từ 3-5 thành viên, trải qua hai vòng thi gồm sơ khảo tại trường và chung khảo do FPT tổ chức. FPT sẽ cấp xe ô tô mô hình được thiết lập và trang bị mã nguồn mở cho 8 đội xuất sắc tại vòng sơ khảo được chọn vào chung kết để lập trình cho xe. Xe sẽ được chạy đua trên sa hình mô phỏng đường phố tại Việt Nam tại trận chung kết diễn ra vào trung tuần tháng 4/2017.
Tham gia cuộc thi, sinh viên được ứng dụng các công nghệ mới nhất; đào tạo và thực hành các kỹ năng cần thiết cho quá trình làm việc; học hỏi những chuyên gia công nghệ hàng đầu của Việt Nam. Đặc biệt, đội giành giải Nhất còn có cơ hội gặp gỡ các chuyên gia công nghệ của Google tại thung lũng Silicon (Mỹ). FPT cũng tặng 50 triệu đồng cho trường đại học có đội thi xuất sắc kèm theo nhiều giải thưởng giá trị khác. Ngoài ra, tập đoàn sẽ trao cơ hội cho những sinh viên tài năng được trực tiếp tham gia vào các dự án công nghệ với khách hàng hàng đầu trên thế giới.

Đức Anh

Ý kiến

()