Chúng ta

‘Nữ hoàng linh trưởng’ qua ống kính người FPT

Thứ tư, 25/5/2016 | 12:22 GMT+7

“Nằm vùng” cả ngày để nắm những tập tính sinh hoạt của loài voọc chà vá chân nâu trên Bán đảo Sơn Trà, TP Đà Nẵng, anh Đặng Hùng Tuấn, FPT Trading, ghi lại được những hình ảnh ấn tượng về loài linh trưởng được mệnh danh "nữ hoàng".

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> Anh Đặng Hùng Tuấn, GĐ Trung tâm Phân phối sản phẩm CNTT FPT Trading miền Trung, có niềm đam mê chụp ảnh. Anh xuất hiện hầu hết trong các sự kiện phong trào ở FPT Đà Nẵng để lưu lại những khoảnh khắc đẹp nhất của CBNV, và được gọi với cái tên thân thiện là Tuấn "Râu”. Mới đây, anh cho ra đời một loạt bức ảnh về loài voọc chà vá chân nâu ở bán đảo Sơn Trà, TP Đà Nẵng.</p>

Anh Đặng Hùng Tuấn, GĐ Trung tâm Phân phối sản phẩm CNTT FPT Trading miền Trung, có niềm đam mê chụp ảnh. Anh xuất hiện hầu hết trong các sự kiện phong trào ở FPT Đà Nẵng để lưu lại những khoảnh khắc đẹp nhất của CBNV, và được gọi với cái tên thân thiện là Tuấn "Râu”. Mới đây, anh cho ra đời một loạt bức ảnh về loài voọc chà vá chân nâu ở bán đảo Sơn Trà, TP Đà Nẵng.

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> Mục đích của anh Tuấn là thỏa mãn niềm đam mê chụp ảnh cũng như muốn lưu giữ những khoảnh khắc đẹp nhất về loài động vật hoang dã này. “Tôi dành sự quan tâm đặc biệt cho loài voọc, vì chúng nằm trong danh sách đỏ cũng như muốn mọi người cùng chung tay bảo vệ nó”, anh Tuấn chia sẻ.</p>

Mục đích của anh Tuấn là thỏa mãn niềm đam mê chụp ảnh cũng như muốn lưu giữ những khoảnh khắc đẹp nhất về loài động vật hoang dã này. “Tôi dành sự quan tâm đặc biệt cho loài voọc, vì chúng nằm trong danh sách đỏ cũng như muốn mọi người cùng chung tay bảo vệ nó”, anh Tuấn chia sẻ.

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> Với đặc trưng 5 màu, voọc chà vá chân nâu được tổ chức bảo vệ động vật hoang dã quốc tế tôn vinh là “nữ hoàng” của các loài linh trưởng. </p>

Với đặc trưng 5 màu, voọc chà vá chân nâu được tổ chức bảo vệ động vật hoang dã quốc tế tôn vinh là “nữ hoàng” của các loài linh trưởng. 

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> Không chỉ là “lá phổi xanh" điều tiết khí hậu, Bán đảo Sơn Trà còn được nhiều người biết đến là “vương quốc” của loài linh trưởng quý hiếm có tên voọc chà vá chân nâu.</p>

Không chỉ là “lá phổi xanh" điều tiết khí hậu, Bán đảo Sơn Trà còn được nhiều người biết đến là “vương quốc” của loài linh trưởng quý hiếm có tên voọc chà vá chân nâu.

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> Nội dung những bức ảnh của anh Tuấn chụp thể hiện tập tính sinh hoạt của loài voọc chà vá chân nâu. Biệt danh voọc ngũ sắc còn được xếp danh mục nhóm IIB mức nguy cấp trong sách đỏ Việt Nam, thuộc các loài động vật cần được bảo vệ vô điều kiện.</p>

Nội dung những bức ảnh của anh Tuấn chụp thể hiện tập tính sinh hoạt của loài voọc chà vá chân nâu. Biệt danh voọc ngũ sắc còn được xếp danh mục nhóm IIB mức nguy cấp trong sách đỏ Việt Nam, thuộc các loài động vật cần được bảo vệ vô điều kiện.

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> Để bắt được khoảnh khắc đẹp nhất, anh Tuấn thường dành nguyên chiều thứ Bảy và cả ngày Chủ nhật để “nằm vùng” trên Bán đảo Sơn Trà, TP Đà Nẵng. Cán bộ FPT Trading bước đầu gặp rất nhiều khó khăn và tốn thời gian do chưa nắm bắt được tập tính sinh hoạt, di chuyển của loại đồng vật này. </p>

Để bắt được khoảnh khắc đẹp nhất, anh Tuấn thường dành nguyên chiều thứ Bảy và cả ngày Chủ nhật để “nằm vùng” trên Bán đảo Sơn Trà, TP Đà Nẵng. Cán bộ FPT Trading bước đầu gặp rất nhiều khó khăn và tốn thời gian do chưa nắm bắt được tập tính sinh hoạt, di chuyển của loại đồng vật này. 

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> “Nhiều lần tôi ra về mà không có được bức ảnh nào ra hồn. Nhưng vì niềm đam mê nên tôi không chịu dừng lại”, anh Tuấn cho biết.</p>

“Nhiều lần tôi ra về mà không có được bức ảnh nào ra hồn. Nhưng vì niềm đam mê nên tôi không chịu dừng lại”, anh Tuấn cho biết.

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> Tìm cách khắc phục, Tuấn "Râu” bắt tay vào việc tìm kiếm tài liệu. “Tôi dần hiểu ra những khoảng thời gian mà chúng đi ăn, đi nghỉ để chọn điểm chụp phù hợp”.</p>

Tìm cách khắc phục, Tuấn "Râu” bắt tay vào việc tìm kiếm tài liệu. “Tôi dần hiểu ra những khoảng thời gian mà chúng đi ăn, đi nghỉ để chọn điểm chụp phù hợp”.

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> “Những lúc trời gió khoảng trên cấp 4-5, voọc chà vá chân nâu thường không xuất hiện trên cây mà trú ngụ tránh gió trong những tán cây rậm. Thời điểm thích hợp để bắt gặp loài động vật này là buổi sáng sớm, 6h đến 9h, chiều là 15h30 đến 17h30”, anh Tuấn chia sẻ kinh nghiệm.</p>

“Những lúc trời gió khoảng trên cấp 4-5, voọc chà vá chân nâu thường không xuất hiện trên cây mà trú ngụ tránh gió trong những tán cây rậm. Thời điểm thích hợp để bắt gặp loài động vật này là buổi sáng sớm, 6h đến 9h, chiều là 15h30 đến 17h30”, anh Tuấn chia sẻ kinh nghiệm.

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> Để có những tấm ảnh đẹp, anh phải chui vào bụi, thậm chí trườn bò sườn dốc nhằm tìm đúng hướng ánh sáng đẹp, khoảng cách gần... </p>

Để có những tấm ảnh đẹp, anh phải chui vào bụi, thậm chí trườn bò sườn dốc nhằm tìm đúng hướng ánh sáng đẹp, khoảng cách gần... 

<p style="text-align:justify;"> <span style="color:rgb(0,0,0);text-align:justify;">Đối với tấm ảnh bay nhảy, mắt anh Tuấn phải thường xuyên ngắm ống kính và tay để sẵn trên “cò” máy ảnh.</span></p>

Đối với tấm ảnh bay nhảy, mắt anh Tuấn phải thường xuyên ngắm ống kính và tay để sẵn trên “cò” máy ảnh.

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> Voọc chà vá chân nâu ở Sơn Trà được phát hiện từ năm 1969. Đến nay đã có ít nhất 5 đoàn nghiên cứu khảo sát thực địa để tìm hiểu sâu về loài linh trưởng quý hiếm này. Nhiều đoàn làm phim trong và ngoài nước cũng đã đến đây, vì vậy hình ảnh loài vọoc chà vá chân nâu tại núi Sơn Trà đã được thế giới biết đến. </p>

Voọc chà vá chân nâu ở Sơn Trà được phát hiện từ năm 1969. Đến nay đã có ít nhất 5 đoàn nghiên cứu khảo sát thực địa để tìm hiểu sâu về loài linh trưởng quý hiếm này. Nhiều đoàn làm phim trong và ngoài nước cũng đã đến đây, vì vậy hình ảnh loài vọoc chà vá chân nâu tại núi Sơn Trà đã được thế giới biết đến. 

<p class="Normal" style="text-align:justify;"> Theo số liệu điều tra, cả nước hiện nay có khoảng trên dưới 1000 cá thể voọc chà vá chân nâu, phân bổ rải rác từ các cánh rừng từ Nghệ An đến KonTum, trong đó các nhà bảo tồn phát hiện có đến trên 300 cá thể tập trung sinh sống tại Bán đảo Sơn Trà Đà Nẵng trên một diện tích gần 4.300 hecta. </p>

Theo số liệu điều tra, cả nước hiện nay có khoảng trên dưới 1000 cá thể voọc chà vá chân nâu, phân bổ rải rác từ các cánh rừng từ Nghệ An đến KonTum, trong đó các nhà bảo tồn phát hiện có đến trên 300 cá thể tập trung sinh sống tại Bán đảo Sơn Trà Đà Nẵng trên một diện tích gần 4.300 hecta. 

Việt Nguyễn

Ảnh: NVCC

Ý kiến

()